Ở tuổi 97 (sinh năm Nhâm Tuất), nhưng vẫn hàng ngày bắt mạch kê đơn cho người bệnh tại Phòng chẩn trị Tuệ Tĩnh đường. Khi thưa vắng bệnh nhân, cụ Thông lại dịch sách thuốc, cuốn Y học nhập môn. Cuốn này được coi là sách gối đầu giường của ai muốn thực sự làm thầy lang. Ngày ấy mời cụ lên thừa kế, rồi đưa cụ vào biên chế. Cũng đến vài năm, rồi cụ chào Bệnh viện về nhà đọc sách và chữa bệnh cho dân ở quê vì cảm thấy cơ quan không thực dùng cụ.
Năm 1987, khi mời cụ lên thừa kế ở Bệnh viện Đông y tỉnh Hải Hưng, sau này là Hải Dương, tôi được cụ cho xem và nói tác dụng của sách. Đọc 3 năm mới vỡ, hiểu được lời của cổ thư. Áp dụng vào khám và điều trị thì hiệu quả.
Ngày đó kinh tế khó khăn, cụ bốc thuốc cho người bệnh nhưng chỉ quan tâm đến kết quả chữa. Người bệnh ở quê cũng nghèo, có người chịu, người trả tiền thuốc. Cụ chẳng nhắc họ khi vẫn chịu tiền. Bà cả ở với cụ, bươn chải kinh tế nuôi con, nuôi mẹ chồng. Bà trẻ (bà thứ thất), ở nhà khác nhưng liền sân, một mực theo ý quán xuyến của bà cả. Cụ có 12, hay 13 người con, nhưng chỉ lo phần dạy, phần nuôi nhường cho hai bà. Gia đình hai người vợ luôn êm ấm.
Làm thuốc hay, rượu ngon, trong nhà có hàng mấy vò nhưng cụ hình như không uống. Hồi học thuốc, một thầy một trò, cụ thường dậy từ 5 giờ sáng ôn bài từ sách thuốc chữ Hán, cuốn Y học nhập môn. Thuộc lòng đến độ, bây giờ vẫn đọc ngay nguyên văn đoạn nói về chứng bệnh con cháu và học trò cần tìm hiểu.
Ngày xét danh hiệu Lương y giỏi quốc gia, ban thẩm định khen lý luận về thuốc và chữ Hán cụ viết.
Nay gia đình cụ có ba người con làm thuốc, có hiệu thuốc riêng. Cháu đích tôn học trường thuốc ở Trung quốc, đang về thừa kế ông nội ở Tuệ Tĩnh đường.
Năm 2006 cụ nhận danh hiệu Lương y giỏi quốc gia , tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội. Năm 2015, cụ được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Tổ chức sức khỏe môi trường, Tổng hội Y dược học Việt Nam tặng bảng vàng lưu danh gia tộc lương y Nguyễn tộc.
Báo mới.com