Tuệ Tĩnh – người thầy thuốc đức hạnh
Với ý thức tổ chức sáng tạo theo hoàn cảnh hạn chế của một nhà tu hành, Tuệ Tĩnh đã sử dụng cơ sở sẵn có của một số chùa chiền cùng lực lượng của một đội ngũ tăng nỉ nhàn rỗi, làm một hệ thống y tế nhân dân. Tổ chức này đã biến vườn chùa trồng cảnh trồng hoa thành vườn thuốc, kho thuốc cung ứng cho việc chữa bệnh quanh năm luân chuyển theo sẩn xuất của thiên nhiên cây cỏ. Nơi giảng đường không còn thuần túy là chỗ nghe kinh kệ nhà Phật mà còn là nơi phổ biến y dược học, kinh nghiệm chữa bệnh, làm cho các sư sãi và thiện nam tín nữ chú ý học hỏi để thực hành. Tuệ Tĩnh đã hướng việc tu hành lặng lẽ sang những hoạt động tích cực bảo vệ sức khỏe nhân dân, phục vụ hạnh phúc trong đời sống.
Công việc trồng kiếm, chế thuốc và chữa bệnh cho nhân dân đã lôi kéo các sư sãi vào những việc lao động thực tế để phục vụ lợi ích thiết thực của xã hội. Công việc lao động ích lợi ấy đã giải phóng những người này khỏi tư tưởng nhẫn lòng ấn chi, âm dương u tù và có tác dụng thay đổi một phần tính chất hoạt động của họ.
Kế thừa sự nghệp của Tuệ Tĩnh, nhiều nhà sư đã kiêm cả những việc chữa bệnh giúp dân. Ở các đền chùa đã có tập quản trồng một số thuốc vừa làm cảnh vừa để chữa bệnh như Bỏng bụt, Phật thủ, Tóc tiên, Hoa dại, Huệ lan, Hoa cúc, Dành dành, Trác bà, Rẻ quạt, Hoa hòe, Thạch lựu, Cây đào, Cây liễu, Cây thông, Cây đa đôi nơi có hò Sen, dàn Thiên lý.
Trong dân gian, mọi người ít nhiều đều biết dùng thuốc Nam và các phương pháp đơn giản chữa các bệnh thông thường, như ăn cháo Hành, nấu lá xông hay đánh gió để giảm cân, dùng tỏi, Bồ kết để cấp cứu trúng gió bị ngất, ăn Gừng chữa đau bụng, uống vỏ Quýt chữa nôn đày, búp Ổi cầm ỉa chảy, lá mơ lông chữa lỵ…các gia đình đã có tập quán trồng một số cây vừa làm gia vị vừa làm thuốc như Tía tô, Hành, Kinh giới, Rau mùi, Mùng tơi, Rau đay, Sắn dây, Bí đao, Mướp đắng, Tỏi, Nghệ, Gừng… nhiều người còn ý thức thu lượm các vị thuốc theo thời vụ để dùng dần như vỏ Quýt, hạt cải, Hạt tía tô, Hạt mùi…đặc biệt truyền thống trồng thuốc đã hình thành ở làng Nghĩa Trai, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và thịnh hành đến nay.
Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc Nam, theo phương châm “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”. Ông đã gây phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền chùa và thu trử thuốc theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời. Truyền thống của ông đã được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển y học dân tộc.
Trích “Những bậc thầy nổi tiếng về y đức”