Bạn đang bớt ăn để giảm béo ? Bạn giảm béo bằng cách nhịn đói, hay cự tuyệt ăn tinh bột và mỡ ? Lầm rồi! Thực ra, quan niệm này không hoàn toàn đúng.
Đã có không ít người (đặc biệt ở lứa tuổi thanh niên) có thể trạng béo phì dù đã thử nhiều phương pháp giảm béo khác nhau, nhưng sau một thời gian lại phát hiện thấy càng cố giảm béo thì càng béo hơn. Nếu chịu khó nghiên cứu một chút về cách giảm béo của họ mới thấy được rằng trong quá trình thực hiện giảm béo họ đã mắc phải một vài sai lầm dưới đây trong nhận thức về giảm béo.
Sai lầm 1: Mỡ là “bạn đồng hành” của béo, chỉ có cách không ăn mỡ thì mới có được thân hình thon thả.
Trên thực tế, trong quá trình giảm béo, mỡ không đóng vai trò phản tác dụng, mỡ ăn không những nhanh chóng chuyển hoá thành mỡ dự trữ trong cơ thể mà sự phân giải của nó ở một chừng mực nhất định đã kiềm chế sự hợp thành của mỡ trong cơ thể.
Sai lầm 2: Muốn giảm béo không thể ăn nhiều thức ăn chứa hàm lượng tinh bột cao.
Không hẳn thế! Tinh bột là một loại đường ăn phức tạp, trong mỗi gam tinh bột hay protein đều chứa một lượng kalo nhất định. Vì thế, nếu lấy gam làm đơn vị so sánh, tinh bột sẽ không dễ gây béo phì hơn protein. Ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều xen-lu-lô như đường thô, đậu trắng, đậu Hà Lan và rau tươi tuy không làm cơ thể gầy đi nhưng nó có thể đẩy nhanh quá trình bài tiết thức ăn trong đại tràng.
Sai lầm 3: Uống nước làm cơ thể béo ra do đó muốn giảm béo thì không nên uống nước.
Trên thực tế, uống nước không đủ sẽ buộc cơ thể không ngừng đòi hỏi tích trữ nước để bổ sung và làm nội tạng càng dễ tích luỹ mỡ gây nên tình trạng béo phì. Uống nước không đủ còn có thể gây nên tình trạng rối loạn chức năng trao đổi chất, làm cho cơ thể hấp thu nhiều năng lượng hơn trong khi năng lượng giải phóng lại ít đi. Chính vì vậy, đối với những người muốn giảm béo, uống không đủ nước không những không đạt được mục đích giảm béo mà còn có thể gây nên những tổn hại nghiêm trọng cho sức khoẻ.
Sai lầm 4: Giảm bữa ăn để giảm béo
Nhiều người giảm béo bằng cách giảm ăn, họ nhịn hẳn bữa sáng hoặc bữa trưa, chịu đói tới tận bữa tối rồi “ăn như hà bá đánh vực”, một ngày chỉ ăn một bữa “lấy được” sẽ là điều kiện tốt cho sự tăng trưởng của mỡ trong cơ thể, cholesterol cũng tăng lên, kết quả thu được hoàn toàn trái với mong muốn. Vì thế, dù bữa trưa không đói bụng thì bữa tối cũng không nên ăn quá nhiều.
Sai lầm 5: Béo phì là do sự tích luỹ dinh dưỡng vì thế không nên ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng.
Trên thực tế, cơ thể của một số người béo phì không hẳn do cơ chế tích luỹ dinh dưỡng mà vì trong bữa ăn thiếu dưỡng tố có thể chuyển hoá mỡ thành năng lượng. Chỉ khi nào năng lượng trong cơ thể được giải phóng thì mỡ có thể giảm đi. Còn trong quá trình chuyển hoá mỡ thành năng lượng, cơ thể đòi hỏi có sự tham gia của nhiều loại dinh dưỡng, bao gồm vitamin B2, vitamin B6. Thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng này thường là các loại sữa, các loại chế phẩm từ đậu, trứng, gan và thịt động vật. Nếu thiếu thức ăn chứa dinh dưỡng này, mỡ trong cơ thể sẽ không dễ dàng chuyển hoá thành năng lượng mà bị tích trữ lại gây nên chứng béo phì.
Theo Nhân dân nhật báo