TINH HOA XANH

Giảo Cổ Lam - Kỹ thuật trồng trọt

Giảo Cổ Lam

Phần 2: Kỹ thuật trồng trọt

  1. Chọn vùng trồng

Giảo cổ lam được trồng ở những vùng núi cao (từ 300 đến 3.000m so với mặt nước biển) có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 15 – 250 C, độ ẩm không khí 70 – 95%, đất gữ ẩm và thoát nước tốt. Ngoài ra, Giảo cổ lam còn có thể trồng được vụ đông xuân ở đồng bằng.

Cây Giảo cổ lam không kén chọn đất nên có thể trồng ở nhiều chân đất khác nhau.

Đất có độ pH thích hợp: 6,0 – 7,0

  1. Giống và kỹ thuật làm giống

Loại giống: Ở Việt Nam, hiện nay có nhiều loại Giảo cổ lam: Giảo cổ lam 3 lá, 5 lá, 7 lá, đều được thu hoạch trong tự nhiên và sử dụng.

Giảo cổ lam có thể nhân giống bằng cả 2 phương pháp vô tính (giâm hom) và phương pháp hữu tính (gieo hạt). Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay chủ yếu đang áp dụng phương pháp nhân giống vô tính (giâm hom).

Lượng giống cần cho 1 ha là : 150.000 – 170.000 mầm/ ha.

Có thể trồng thẳng hoặc giâm hom trong vườn ươm trước khi trồng.

Kỹ thuật làm giống:

  • Chuẩn bị vườn ươm: Chuẩn bị đất ở vườn ươm để giâm hom. Chọn loại đất cát pha, sạch, không ô nhiễm, không chứa tồn dư nấm, sâu bệnh và cỏ dại. Đất được làm kĩ tơi nhỏ, lên luống cao 15 – 20 cm, mặt luống rộng 80 – 90 cm, vét rãnh thoát nước, khoảng cách giữa các luống là 40 cm. Vườn ươm phải chọn nơi có thể chủ động được nước tưới.
  • Thời vụ giâm hom: Thời vụ giâm hom cho ra rễ nhanh nhất từ tháng 2 – 4.
  • Chọn hom và kĩ thuật cắt hom giâm: Chọn hom giâm từ cành bánh tẻ, có thể tận dụng cả om già (nếu thiếu giống), loại bỏ hom ngọn non. Cắt mỗi hom giâm có 2 – 3 mắt ngủ.
  • Giâm hom: Rạch mặt luống, giâm thành hàng nhỏ, mỗi hàng cách nhau 25cm, khoảng cách giữa các ho giâm là 5cm, đặt hom giâm chếch 25 – 300  so mặt luống. lấp đất hết phần dưới ( khoảng 1,2 mắt hom giâm), phủ đất lên mắt hom giâm khoảng 2 – 4 cm, ấn chặt đất. Tưới nước đủ ấm và duy trì độ ẩm liên tục trong thời gian giâm hom. Khi cây con đạt tiêu chuẩn đánh ra trông. Trước khi đánh cây cần tưới nước ẩm trước 10- 12 tiếng. Khi đánh cây cần đào sâu, tránh chạm vào rễ cây và không được làm đứt rễ.

Tiêu chuẩn cây giống: Hom giâm sau 15 – 20 ngày thì ra rễ. Sau 30 ngày kể từ khi giâm hom, có thể đánh cây ra ruộng trồng. Cây giống đạt tiêu chuẩn có mầm cao khoảng 10 – 15 cm, không bị sâu bệnh, bộ rễ khỏe mạnh.

  1. Thời vụ trồng
  • Miền núi: Giâm hom vào tháng 2, 3, trồng vào tháng 3, 4.
  • Đồng bằng: Giâm hom vào tháng 9, 10, trồng vào tháng 10, 11.
  1. Kỹ thuật làm đất
  • Đất trồng cây Giảo cổ lam yêu cầu đảm bảo độ ẩm, chất đất tốt, có thể trồng dưới tán cây. Làm đất kĩ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo thoát nước  tốt vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.
  • Luống cao 15 – 20 cm, rộng 80 – 100 cm, rãnh rộng 25 – 30 cm, chiều dài tùy theo ruộng.
  1. Mật độ, khoảng cách trồng

Tùy theo sự màu mỡ của đất để trồng Giảo cổ lam với mật độ khoảng cách phù hợp.

  • Đất xấu: Mật độ 500.000 cây/ha trồng khoảng cách 20 x 10 cm.
  • Đất tốt: Mật độ 250.000 cây/ha trồng khoảng cách 20 x 20 cm.

Sách Kỹ thuật trồng cây thuốc

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""