TINH HOA XANH

Kỹ thuật nuôi trồng Mướp đắng (phần 2)

(Tiếp phần 1)

7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

- Kỹ thuật trồng

Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh trồng theo hốc, mỗi hốc trồng 1

- 2 cây. Trồng thẳng rễ, lấp chặt rễ, trồng xong tưới ngay. Nên trồng

vào chiều mát, sau 7 - 10 ngày cây bắt đầu bén rễ hồi xanh.

Đối với cây gieo thẳng sau 4 - 5 ngày cây mọc, 7 - 10 ngày cây

bắt đầu sinh trưởng, phát triển, tiến hành tỉa dặm chỉ để lại 1 cây/hốc.

- Chăm sóc

Làm cỏ xới xáo kết hợp với 2 lần đầu bón thúc chủ yếu xới đất

và vun cao luống trước khi cắm giàn.

Sau khi chăm sóc đợt 3 tiến hành cắm giàn để cây bắt đầu leo.

Mướp đắng cần làm giàn khi cây cao 10 - 15 cm. Giàn được làm bằng

tre, sặt theo hình chữ A trên luống hoặc làm giàn ngang. Mỗi hốc

thường cắm 1 cọc nhỏ bằng cây sặt để cho cây leo lên giàn.

- Tưới nước

Dùng nguồn nước sạch để tưới, không dùng nước thải chưa qua

xử lý để tưới. Cần giữ độ ẩm 80 - 85 % vào các đợt hoa cái nở rộ.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Mướp đắng thường bị hai loại sâu, bệnh gây hại chính là ruồi

đục quả và bệnh phấn trắng.

- Ruồi đục quả (Bactrocera cucurbitae)

- Đặc điểm gây hại: Ruồi đục quả phát triển nhanh và gây hại chủ

yếu trong điều kiện nóng, ẩm từ tháng 4 đến tháng 8. Ấu trùng (giòi)

là tác nhân gây hại chính trên quả mướp đắng. Chúng tấn công quả ở

giai đoạn quả non, ăn lõi quả, đục thành đường ngoằn ngoèo bên trong

quả làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của quả. Quả bị hại có

hình dạng méo mó và chuyển màu vàng. Những quả bị hại nặng

thường thối và rụng sớm.

- Biện pháp phòng trừ

- Tiêu hủy quả bị sâu hại hoặc chôn chúng với độ sâu ít nhất là

46 cm để ngăn nhộng vũ hóa.

- Cày sâu để vùi lấp nhộng hoặc cho nước ngập ruộng sau khi

thu hoạch vài ngày để diệt nhộng.

- Khoảng từ 2 - 3 ngày sau khi đậu quả tiến hành bọc quả bằng

giấy để bảo vệ quả tránh ruồi đẻ trứng vào bên trong quả. Có thể sử

dụng túi giấy hình trụ và buộc túi bằng dây xung quanh cuống quả.

 

- Ruồi đục quả rất khó phòng trừ vì ấu trùng nằm sâu bên trong

quả. Không nên phun thuốc trừ sâu để diệt giòi đục quả mướp đắng vì

phun thuốc trừ sâu trong thời gian thu hoạch sẽ dẫn đến rủi ro cao do

dư lượng thuốc trừ sâu tồn tại trên quả. Tuy nhiên, nếu mật độ ruồi

nhiều có thể sử dụng bả protein (Ento-Pro 150DD) trộn với một lượng

nhỏ thuốc trừ sâu (thường bán kèm với sản phẩm Ento-pro 150DD) để

phòng trừ ruồi đục quả mướp đắng hiệu quả và tương đối an toàn.

Cách dùng bả như sau: Chuẩn bị hỗn hợp 100ml Ento-Pro + 0.1g

Regent 800 WG (hoặc thuốc trừ sâu đóng cùng Ento-pro) + 0.9L

nước, cách một luống phun một luống, mỗi điểm phun 1 m2

(50ml hỗn

hợp/điểm), khoảng cách giữa các điểm là 4 - 5m. Phun mỗi tuần 1 lần

từ khi ra hoa đến cuối vụ thu hoạch. Thời điểm phun tốt nhất là vào

buổi sáng từ 8 - 10 giờ. Tránh phun trực tiếp lên quả.

Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.)

Đặc điểm gây hại: Triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ dạng

bột trắng hoặc xám trên lá, thường xuất hiện trước ở mặt trên của các

lá già. Các đốm nhỏ này sau đó lan nhanh ra và phủ kín toàn bộ lá. Lá

bị nhiễm bệnh dần chuyển màu vàng và lụi. Bệnh gây hại nặng có thể

làm giảm đáng kể năng suất do bị giảm diện tích quang hợp. Nấm

phấn trắng phát triển nhanh trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm.

 

Biện pháp phòng trừ:

- Hạn chế cỏ dại và tàn dư cây bệnh trên ruộng. Trồng mới với mật

độ thưa hơn nếu ruộng mướp đắng đã bị nhiễm phấn trắng từ vụ trước.

- Khi thấy bệnh xuất hiện, cần tạo độ thoáng khí trong ruộng

bằng cách tỉa bớt các lá già và tuyệt đối không tưới nước bằng vòi

phun để hạn chế bệnh lây lan.

- Có thể phun phòng hiệu quả bệnh phấn trắng mướp đắng bằng

các thuốc bệnh có hợp chất sulfur (như Microthiol Special 80WP,

Sulox 80WP) trước khi triệu chứng xuất hiện hoặc khi bệnh mới

chớm. Phun kỹ cả mặt trên và mặt dưới lá. Khi bệnh đã phát triển có

thể dùng triadimefon (ví dụ Bayleton 250EC, Sameton 25WP) hoặc

difenoconazole (ví dụ Score 250EC).

 

9. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Thu hoạch:

- Thu quả làm dược liệu: Sau khi gieo khoảng 45 - 50 ngày thì

được thu quả, thu đúng độ chín (sau khi thụ phấn 7 - 10 ngày), cần tỉa

bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc. Năng suất

dược liệu có thể đạt 12 - 15 tấn quả tươi/ha.

- Thu hạt giống: Khi quả chín có màu vàng đỏ, chọn quả to

không sâu bệnh, chín dần đều.

Sơ chế

- Quả: Quả sau khi thu hoạch được thái mỏng theo chiều

ngang, phơi khô, cho vào túi nilon, ngoài bao tải, bảo quản trong

kho chuyên dụng.

- Hạt: Chọn quả to không sâu bệnh, chín dần đều. Bổ dọc lấy hạt,

chọn hạt mẩy đều đem phơi trong nắng nhẹ đến khô cho vào chai, lọ,

chum, vại bảo quản nơi thoáng mát hoặc kho lạnh để làm giống

Bảo quản

Khi mướp đắng khô, đảm bảo tiêu chuẩn, bảo quản trong bao

nilon, bên ngoài bọc bao tải dứa hoặc các loại bao tải chống ẩm khác,

để nơi khô ráo không được ẩm ướt. Trong kho để dược liệu trên giá

hoặc kệ cao cách mặt đất ít nhất 5cm, mướp đắng ít bị mối mọt.

10. Tiêu chuẩn dược liệu

Mô tả: Dược liệu là các lát cắt mỏng, khô có màu xanh hơi vàng,

vị đắng

Độ ẩm không quá 12,0%; Tạp chất không quá 1,0%. Hàm lượng

glucosid toàn phần (% so với dược liệu khô tuyệt đối) trong quả mướp

đắng phải đạt trên 0,7%

 

(Kỹ thuật nuôi trồng cây thuốc)

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""