TINH HOA XANH

Nuôi trồng Dược liệu: Đương quy Nhật Bản

(Tiếp theo)

V – KỸ THUẬT TRỒNG

  1. Chọn vùng trồng

Cho đến nay các loài Đương quy chưa được tìm thấy trong hệ thực vật Việt Nam. Vào khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ 20, Việt Nam đã nhập Đương quy Trung Quốc. Tuy nhiên, sau một số năm đưa ra trồng trong sản xuất giống Đương quy đã bị thoái hóa. Đến năm 1970 chúng ta lại nhập nội thành công loài Đương quy Triều Tiên (Angelica uchyamana Yabe) để thay thế Đương quy Trung Quốc (Angelica sinensis). Nhưng đến những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, Đương quy Triều Tiên lại bị thoái hóa, tỷ lệ cây ra ngồng năm thứ nhất rất cao (trên 80%) làm cho củ nhỏ, xơ cứng, không đảm bảo tiêu chuẩn thương phẩm.

Do nhu cầu sản xuất, năm 1990, Viện Dược liệu đã nhập giống Đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba) vào trồng thử nghiệm ở Trạm nghiên cứu cây thuốc Sapa (Lào Cai). Kết quả thử nghiệm sau 3 năm (1991 – 1993) thành công đã tạo được giống Đương quy thay thế cho giống Đương quy Triều Tiên đã bị thoái hóa.

ở Việt Nam, điều kiện sinh thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt là vùng Sapa, Bắc Hà (Lào Cai) rất phù hợp với việc trồng Đương quy không những đối với việc sản xuất dược liệu mà cả việc sản xuất hạt giống cung cấp cho các tỉnh trồng Đương quy ở vùng đồng bằng.

Trong những năm 1985 – 1990 từ nguồn hạt giống Đương quy Triều Tiên được cung cấp từ các huyện Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), các xã Mễ Sở, Bình Minh (Hưng Yên), Mai Lĩnh (Hà Tây) đã trồng hàng chục ha Đương quy để làm dược liệu. Do thoái hóa giống nên những năm 1985 – 1990 diện tích sản xuất Đương quy giảm nhanh.

Cho đến nay vùng trồng Đương quy ở các tỉnh miền Bắc bao gồm các tỉnh trung du, miền núi như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La… và các tỉnh vùng đồng bằng như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây…

Ở các tỉnh đồng bằng, Đương quy không những chỉ trồng để thu hoạch dược liệu mà còn tham gia có kết quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng luân canh và xen canh để tăng thu nhập cho người nông dân.

  1. Giống và kỹ thuật nhân giống
  1. Giống:

Giống Đương quy hiện trồng trong sản xuất là giống nhập nội từ Nhật Bản năm 1990 (Angelica acutiloba Kitagawa). Để đảm bảo năng suất và chất lượng Đương quy trồng trong sản xuất, chống thoái hóa giống, trong những năm 1992/1994/1996, Viện Dược liệu đã tiến hành công tác tuyển chọn giống Đương quy nhập nội, phân lập thành 3 quần thể theo thời gian sinh trưởng: 1N có thời gian sinh trưởng 6 – 8 tháng; 2N có thời gian sinh trưởng 16 – 18 tháng và 3N có thời gian sinh trưởng 30 – 32 tháng.

 

Trên cơ sở so sánh các mẫu giống đã phân lập để chọn ra mẫu giống tốt nhất phù hợp với điều kiện canh tác và khí hậu ở miền bắc Việt Nam. Kết quả quần thể cây 2N có thời gian sinh trưởng tương đối dài, cây có hoa chủ yếu và lúc cây được 16 – 18 tháng tuổi. Quần thể này cho năng suất và chất lượng dược liệu cao, ổn định, là quần thể có triển vọng nhất về mặt chất lượng dược liệu và hiệu quả kinh tế. Quần thể đã được chọn đưa trồng thử nghiệm tại một số vùng khí hậu khác nhau ở miền Bắc nước ta.

Hạt giống Đương quy 2N được sản xuất tại Sapa và đưa trồng thử nghiệm tại: Sapa – Lào Cai (vùng núi), Mộc Châu – Sơn La (vùng cao nguyên), Thanh Trì – Hà Nội và Vĩnh Bảo - Hải Phòng (vùng đồng bằng).

Kết quả thu được cho trong bảng sau:

 

Vùng trồng

Thời gian sinh trưởng (tháng)

Năng suất dược liệu (tấn/ha)

Hàm lượng chất chiết được bằng cồn 500 (%)

Đường đơn

Sapa (Lào Cai)

13

3,31

± 1,17

43,82

± 0,81

3,81

± 1,12

Mộc Châu (Sơn La)

13

2,47

± 0,16

38,73

± 2,42

3,41

± 1,03

Thanh Trì ( Hà Nội)

8

2,91

± 0,18

45,82

± 0,46

5,20

± 0,13

Vĩnh Bảo (Hải Phòng)

8

2,82

± 0,16

47,37

± 2,83

7,32

± 0,08

 

Kết quả cũng cho thấy:

  • Nếu sử dụng hạt để làm thuốc và sản xuất tinh dầu hạt thì nên trồng giống 1N.
  • Nếu sử dụng rễ củ để làm thuốc thì nên trồng giống 2N.
  1. Kỹ thuật nhân giống:

Hiện nay để có cây giống Đương quy trồng trong sản xuất có thể sử dụng 2 phương pháp:

  • Gieo thẳng hạt ra ruộng sản xuất.
  • Gieo hạt trong bầu hoặc vườn ươm để có cây con, sau đó đem cây con ra trồng ở ruộng sản xuất.

Dù sử dụng phương pháp nào thì trước khi gieo cũng phải tiến hành chọn lọc, phơi lại hạt giống và thử sức nảy mầm. Thường tỷ lệ nảy mầm ít nhất cũng phải đạt được 65 – 70% mới đem gieo. Tùy theo tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp mà có lượng hạt giống gieo thích hợp: Gieo thẳng thường khoảng 4 – 4,5 kg/ha, gieo vào bầu khoảng 2 – 2,5 kg/ha.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hoạt (2001), các phương pháp gieo trên đây cho năng suất Đương quy khác nhau:

  • Gieo hạt trong bầu năng suất đạt được 3,71 tấn/ha.
  • Gieo trên vườn ươm năng suất đạt được 3,02 tấn/ha.
  • Gieo thẳng trên ruộng sản xuất năng suất đạt được 2,92 tấn/ha.

Phương pháp gieo hạt trong bầu:

Thời gian tiến hành từ 25/9 đến 5/10. Mỗi bầu gieo 4 – 5 hạt. Sau khi gieo xong phủ rơm rạ (hoặc xếp vào giàn có mái che) để tránh mưa. Tưới ẩm hàng ngày, chú ý không để cho mặt bầu bị váng. Sau khi gieo khoảng 15 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, dỡ bỏ rơm rạ, vẫn tiếp tục tưới cho bầu được ẩm. Khi cây được 2 lá tỉa bớt các cây xấu; khi cây 3 lá tỉa định cây, mỗi bầu để 2 cây. Khi cây có 3 – 4 lá có thể mang cây ra ruộng trồng. Không để cây con quá lâu trong bầu. Trong giai đoạn cây con ở trong bầu nếu thấy cây cằn cỗi cần tưới thúc bằng nước giải pha loãng 7 – 10% để cây con sinh trưởng tốt. Đây là phương pháp tốt để chủ động có đủ cây con trồng, không sợ nhỡ thời vụ.

Phương pháp gieo hạt trên vườn ươm:

Đất vườn ươm chọn nơi bằng phẳng, ít sỏi đá, thuận tiện tưới tiêu nước. Đất được làm nhỏ, lên luống cao 30 cm, rộng 90 cm. bón lót cho 1ha với lượng 12 tấn phân chuồng hoai mục + 250 kg supe lân + 100kg sunfat kali. Rắc đều các loại phân lên mặt luống. Gieo xong phủ rơm rạ kín mặt luống và thường xuyên tưới nước để đất đủ ẩm. Sau khi hạt mọc mầm( khoảng 15 ngày) dỡ bỏ rơm rạ. Cần tiến hành làm cỏ và tỉa bớt cây xấu. Khi cây có 6-7 lá tỉa định cây để khoảng cách cây 7-10cm. Sau mỗi lần làm cỏ, tỉa cây có thể tưới thúc phân chuồng loãng. Khi cây được 8-9 lá, chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, đánh trồng ra ruộng sản xuất.

  1. Thời vụ gieo trồng
  • Ở vùng núi cao: thời vụ gieo trồng tích hợp là vào tháng 9-10, thu hoạch dược liệu vào tháng 11-12 năm sau.
  • Ở vùng đồng bằng: thời vụ gieo trồng thích hợp là vào đầu tháng 10, thu hoạch dược liệu vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm sau.

Trường hợp nếu gieo hạt vào bầu hoặc vướn ươm, để có cây con trồng thì phải căn cứ vào thời vụ trồng cây ra ruộng sản xuất để tính thời gian gieo hạt vào bầu hoặc vườn ươm cho chính xác để có cây con trồng đúng thời vụ( xem phần kỹ thuật nhân giống).

  1. Đất trồng và kỹ thuật làm đất

Đất cần được cày sâu bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, cày chia luống khoảng 1,4m, lên luống sơ bộ, rải đều phân chuồng, tro bếp, phân lân cần bón trên mặt luống, tiếp tục lên luống lấp kín phân bón lót, chiều cao của luống cần đạt 30-35cm, mặt luống rộng 90-95cm( có thể đến 1km). đất trồng Đương quy cần chọn đất tốt, cát pha ( hoặc thịt nhẹ) tơi xốp, nhiều mùn, tưới tiêu nước thuận tiện, pH đất 5,5-6,0.

Sau đây là kết quả phân tích đất ở hai vùng trồng Đương quy( miền núi và đồng bằng)

Nơi trồng

 

PhKCL

Hàm lượng tổng số (%)

Hàm lượng dễ tiêu ( mg/100g đất)

OM

N

P2O5

K2O

P2O5

K2O

Trại cây thuốc Sapa( Lào Cai)

5,85

3,22

0,19

0,28

0,55

0,48

4,82

Trung tâm cây thuốc Hà Nội

6,00

2,07

0,14

0,55

2,75

8,58

6,26

  1. Phân bón và kỹ thuật bón phân

a, Lượng phân bón cho 1ha:

Phân chuồng 25 tấn, phân đạm ure 543kg, phân lân supe 625kg, phân kali sunfat 250 kg, tro bếp 2000-2500kg/1ha.

b, Kỹ thuật bón:

  • Bón lót: toàn bộ phân chuồng hoai mục+ phân lân+ tro bếp
  • Bón thúc: phân đạm và kali bón vào 5 lần:

Lần 1: khi cây có 5 lá bón 50kg đạm ure/ha

Lần 2: khi cây có 7 lá bón 80kgđạm ure/ha

Lần 3: khi cây có 9 lá bón 110kg đạm ure/ha

Lần 4: khi cây có 11 lá bón 140kg đạm ure + 125kali sunfat/ha.

Lần 5: khi cây có 13 lá bón nốt số đạm và kali còn lại( 163kg ure + 125kg kali sunfat/ha)

  1. Mật độ khoảng cách và kỹ thuật trồng

a, Mật độ khoảng cách trồng:

Tùy theo điều kiện đất đai, vùng trồng và khả năng thâm canh để có thể chọn mật độ gieo trồng thích hợp.

Ở miền núi cũng như ở đồng bằng muốn đạt được năng suất trên 3 tấn/ha dược liệu Đương quy có thể chọn một trong các mật độ khoảng cách gieo trồng sau đây

  • Mật độ 33 vạn cây/ha với khoảng cách 20×15cm – 1 cây
  • Mật độ 25 vạn cây/ha với khoảng cách 20×20cm – 1 cây
  • Mật độ 20 vạn cây/ha với khoảng cách 20×25cm – 1 cây
  • Mật độ 40 vạn cây/ha với khoảng cách 10×25cm – 1 cây

b, Kỹ thuật gieo trồng:

  • Gieo hạt trong bầu:
  • Làm bầu cây con: chọn đất tơi xốp trộn đều với phân chuồng hoai mục ( khoảng 30% lượng phân chuồng hoai mục). Nhồi đất trong túi politylen có lỗ thủng ở đáy để thoát nước, kích thước túi 7×10cm. chú ý không làm đất quá nhỏ ( đất bột) trên mặt bầu dễ bị váng cháo, hạt không mọc được. Đất càng nhiều mùn và phan chuồn mục càng tốt.
  • Về kỹ thuật gieo hạt vào bầu và chăm sóc cây con trong bầu đã được trình bày ở mục Kỹ thuật nhân giống.
  • Gieo thẳng lên ruộng: Sau khi lên luống xong, dùng vồ hoặc gậy đập nhỏ đất mặt luống. Rạch ngang luống với khoảng cách 20-25cm, gieo hạt đều theo hàng đã rạch ( hoặc gieo hốc). Gieo xong phủ rơm, rạ kín mặt luống, dùng thùng vòi hoa sen để tưới ẩm thường xuyên. Sau khi gieo khoảng 13-17 ngày hạt bắt đầ mọc mầm, khi hạt mọc rộ cần dỡ bỏ rơm rạ phủ mặt luống.
  1. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
  1. Tỉa giặm cây ( đối với phương thức gieo thẳng trên ruộng)

Thường tỉa dặm cây 2-3 lần vào lúc cây có 3 lá, 5 lá và 7 lá ( tỉa định kỳ cây cuối cùng).

  1. Làm cỏ xới xáo:

Thường kết hợp làm cỏ xới xáo với các lần bón thúc. Tuy nhiên số lần làm cỏ cũng có thể ít hơn nhưng phải đảm bảo ruộng luôn sạch cỏ.

  1. Tưới nước:

Cần tưới nước để luôn giữ ẩm cho ruộng, nhất là trong thời kì khô hạn. Có thể dùng bình ô doa tưới nước lên mặt luống. Nếu điều kiện thuận lợi có thể sử dụng phương pháp tưới ngấm. Bơm nước vào rãnh luống ngập 2/3 luống, để nước ngấm đủ lên trên mặt luống (qua một đêm), sau đó tháo nước khô kiệt. Nếu thời gian khô hạn kéo dài, có thể 18 – 20 ngày tưới ngấm 1 lần.

Chú ý: vào tháng 5 – 6 thường có mưa lớn, độ ẩm cao, nhiệt độ cao, ruộng cần được làm sạch cỏ và thoát nước tốt để chống bệnh thối củ.

  1. Phòng trừ sâu bệnh

Đương quy là cây phàm ăn, sinh trưởng mạnh, ít bị sâu bệnh phát hại. Tuy nhiên trong sản xuất thường cũng có một số loại sâu bệnh hại như:

  • Sâu xám thường gây hại trên vườn ươm vào giai đoạn mới trồng, có thể bắt bằng tay hoặc phun thuốc trừ sâu vào buổi tối, hoặc sáng sớm. Không dùng những loại thuốc ảnh hưởng đến dược liệu củ Đương quy.
  • Vào mùa mưa cây thường bị thối củ do ngập úng, hoặc ẩm độ cao, cần thoát nước triệt để và loại bỏ những cây bị bệnh.
  • Chuột hại (cây, củ): Dùng thuốc đánh bả, bẫy, thuốc sinh học…
  • Rệp hại lá: Dùng Bi58 50EC phun với nồng độ 0,2 – 0,3 %.
  • Nhện đỏ (phát sinh vào tháng 5 – 6): Dùng Pegasus phun với nồng độ 0,1% hoặc Supracide 0,5% vào mặt dưới lá.
  1. Chế độ luân canh hoặc xen canh

Cây Đương quy có thể trồng luân canh với các cây ngũ cốc như ngô, khoai lang, lúa nương, lúa nước hoặc các cây họ đậu như lạc, đậu tương. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, thường trồng xen Đương quy với cây hành, cây xà lách.

Công thức luân canh phổ biến thường là:

  • Đương quy – Bỏ hóa – Đương quy (đất bãi ven sông).
  • Đương quy – đậu tương hè thu – Đương quy.
  • Đương quy – Lúa mùa sớm – Đương quy.
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""