Sau 10 năm, người Nhật đã cải thiện chiều cao từ ngang bằng với Việt Nam lên đứng hàng đầu châu Á.
Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ đạt 164,4cm ở nam, 153,4cm ở nữ, thấp hơn chuẩn quốc tế lần lượt là 13,1cm và 10,7cm, thấp hơn rất nhiều quốc gia khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, cách đây 10 năm, chiều cao của Nhật Bản không chênh nhiều so với Việt Nam thì hiện nay, thể trạng của họ đã vươn lên đứng hàng đầu châu Á.
Đây là những thông tin được Giáo sư Nakamura Teiji - Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Quốc gia Nhật Bản đưa ra tại Hội thảo quốc tế về "Dinh dưỡng người Việt" do Tập đoàn TH phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vừa tổ chức ở Hà Nội.
Là người tham gia thiết kế chương trình giáo dục về khoa học dinh dưỡng cải tạo tầm vóc, thể trạng người Nhật Bản, ông cho rằng chìa khóa để cải thiện dinh dưỡng là chương trình bữa ăn học đường.
Giáo sư Nakamura Teiji - Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Quốc gia Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm cải thiện dinh dưỡng của người Nhật. |
"Bữa ăn của người Nhật thời xưa không được đầy đủ, có sự thiếu hụt và nghèo nàn, dẫn đến suy dinh dưỡng, thể thấp còi, thể lực yếu và tuổi thọ rất thấp", ông nói.
Năm 1945, sau chiến tranh thế giới thứ hai, do thiếu thốn lương thực, người Nhật gặp vấn đề rất lớn với tình trạng suy dinh dưỡng và nạn đói. Trong hoàn cảnh đó, khi nhận được sữa tách béo và bột mì từ Mỹ, nước này đã tổ chức chương trình sữa học đường cho trẻ em.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, đối tượng được ưu tiên là trẻ em - mầm non tương lai của đất nước. Người trưởng thành nhường những suất ăn đó cho trẻ và bữa ăn học đường được cải thiện dần qua từng năm.
Ban đầu, bữa ăn học đường chỉ có những loại sữa tách béo do người Nhật chưa có điều kiện để sản xuất sữa, nhưng hiện tại đã sử dụng hoàn toàn sữa tươi, loại sữa vừa có nhiều chất dinh dưỡng hơn, vừa thơm ngon hơn.
Việc thực hiện bữa ăn học đường đã được đưa vào luật pháp của Nhật Bản, thể hiện sự khuyến khích của quốc gia với việc tổ chức bữa ăn học đường. Luật bữa ăn học đường của Nhật Bản năm 1954 được áp dụng trong ngành giáo dục, với tiêu chuẩn hấp thụ dinh dưỡng và tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm của bữa ăn trường học.
Kết quả của dự án này mang tới sự thay đổi rõ rệt về tầm vóc, chiều cao, cân nặng của trẻ. Sau 50 năm, người Nhật đạt được những thành công vượt trội. Năm 1954, họ có chiều cao tương đương người Việt thì nay họ đã có chiều cao đứng top đầu châu Á.
Theo thống kê cách đây 4-5 năm, người Nhật cũng giảm hẳn các bệnh do sinh hoạt. Giáo sư Nakamura Teiji cho rằng, bữa ăn học đường là một trong những giải pháp giảm thiểu gánh nặng kép về dinh dưỡng, phòng ngừa suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em.
Năm 2005, Nhật Bản tiếp tục ban hành Luật cơ bản về giáo dục dinh dưỡng, đề cập đến đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiểu biết người dân về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng. Những doanh nghiệp này cũng chú trọng hợp tác với các Bộ, ban ngành để áp dụng các phương pháp đo lường về dinh dưỡng.
Bài học cho người Việt
Trong khi đó tại Việt Nam, ngoài vấn đề chiều cao, trẻ em và người trưởng thành hiện vẫn chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng. Trẻ em thành phố có thể bị béo phì nhưng vẫn bị thiếu vi chất.
Cùng với đó, các vấn đề về dinh dưỡng của lao động tại các khu công nghiệp, đặc biệt là nữ công nhân, trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời, trẻ ở lứa tuổi từ mẫu giáo đến tiểu học vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.
GS.TS Lê Thị Hợp - Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhận định từ 1985 đến 2017, chế độ dinh dưỡng của người Việt có nhiều cải thiện. Cách đây 10 năm, các cầu thủ đội tuyển Việt Nam đến hiệp hai thường bị chuột rút, thể lực suy giảm do chế độ dinh dưỡng kém. Hiện nay, các cầu thủ đến hiệp hai vẫn bình thường, sánh với các nước trong khu vực, GS.TS Lê Thị Hợp nhận định. Năm 1985, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của người Việt chiếm trên 59%, thì đến 2017 chỉ còn 13%.
Tuy vậy, phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi vẫn đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất như vitamin A, vitamin D, kẽm, sắt... Bữa ăn hàng ngày của người dân đang cân đối hơn, song vẫn chưa đạt về khẩu phần rau theo kiến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 400gr rau xanh mỗi ngày. Chế độ ăn ít rau, nhiều đạm động vật, nhiều dầu mỡ, đường tinh luyện, nhiều muối, rượu bia, hút thuốc lá... làm gia tăng gánh nặng bệnh tật.
Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế. |
Tập đoàn TH và đề án Dinh dưỡng người Việt
"Khi làm nghề thực phẩm, mình phải làm thế nào để truyền tải được những giá trị cốt yếu về dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe cộng đồng", bà Thái Hương - Nhà sáng lập Tập đoàn TH trăn trở.
Bà Thái Hương - Nhà sáng lập tập đoàn TH. |
Những năm qua, tập đoàn chú trọng kết hợp với Bộ, ban ngành nhằm trang bị những kiến thức về dinh dưỡng một cách toàn diện cho người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng hiểu biết về sản phẩm và chọn lựa sản phẩm tối ưu cho sức khỏe.
Là doanh nghiệp đồng hành thực hiện các chính sách về dinh dưỡng của chính phủ, Tập đoàn TH đã công bố Đề án Dinh dưỡng người Việt với 6 tiểu đề án hướng tới các nhóm đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng đặc thù, bao gồm: dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời của trẻ, dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi học đường, dinh dưỡng cho người lao động, đặc biệt là nữ công nhân, dinh dưỡng cho người cao tuổi, dinh dưỡng cho người mắc các bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng cho người luyện tập thể dục thể thao.
Đề án kéo dài 10 năm (từ 2018 đến 2028), mang lại giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng bằng cách xây dựng thực đơn với năng lượng hợp lý, cân bằng vi chất, đồng thời cung cấp các sản phẩm thích hợp cho mọi đối tượng. Mục tiêu của đề án là tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của trẻ khi trưởng thành, tăng cường sức khỏe về thể chất của người lao động, người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính không lây, người tập thể dục thể thao, kéo dài tuổi thọ...
Theo Thạc sĩ Lều Nguyệt Ánh, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng TH, Giám đốc Nghiên cứu và phát triển Tập đoàn TH, đơn vị đã và đang triển khai các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào nông lâm ngư nghiệp, đưa công nghệ 4.0 hiện đại vào Việt Nam, nhằm tạo ra các sản phẩm xanh, sạch và tinh túy, góp phần cải tạo dinh dưỡng và nòi giống Việt, vì sự phát triển bền vững.
Bà Lều Nguyệt Ánh chia sẻ: "TH tâm niệm làm sữa học đường bằng cả trái tim và tấm lòng người mẹ. Chúng tôi tập trung nghiên cứu sản phẩm sữa dành riêng cho lứa tuổi mầm non và tiểu học là sữa tươi sạch từ trang trại của TH và bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Những sản phẩm này đã được Bộ Y tế công nhận là những sản phẩm có chất lượng tốt với trẻ em ở lứa tuổi học đường".
Dòng sản phẩm sữa tươi sạch bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ lứa tuổi học đường. |
Trước đó, doanh nghiệp đã thực hiện nhiều đề án như cuộc cách mạng sữa tươi sạch, chương trình sữa học đường đã được triển khai tại TH School hay xây dựng nhiều chương trình như Vì mẹ và bé - vì tầm vóc Việt, chiến dịch Yêu thương từ nguồn dinh dưỡng, Chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ mang thai.
Ông Phạm Xuân Dũng Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá cao tâm huyết doanh nghiệp khi xây dựng đề án, đặc biệt là đưa khoa học công nghệ cao, công nghệ quản trị tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm sữa tốt và tạo niềm tin của người tiêu dùng.
Hà Trương