TINH HOA XANH

Cảm cúm, viêm đường hô hấp - bệnh thường gặp lúc giao mùa

PGS. TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Đại học Y Hà Nội cảnh báo, trong thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi liên tục là lúc các bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp vào mùa. Nếu có những dấu hiệu sớm như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, sốt, nhức đầu.... rất có thể người đó mắc cảm hoặc bị nhiễm virus gây viêm đường hô hấp trên.

Không chủ quan với cúm

Theo PGS. TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Đại học Y Hà Nội, nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp cấp tính trên có thể do virus, vi khuẩn và các tác nhân khác. Tuy nhiên thời điểm giao mùa có sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm khiến  bệnh đường hô hấp gia tăng. BS Thành cho rằng, bệnh cảm cúm là do nhiễm virus, có nhiều loại virus khác nhau gây nên bệnh lý ở đường hô hấp.

Có một số chủng cúm nguy hiểm, diễn biến nhanh khó lường như cúm A/H5N1… , người bệnh cần được cách ly và điều trị đặc hiệu. PGS Thành giải thích, hiện nay đã xuất hiện biến thể của virus gây bệnh cúm, chúng  nhân lên rất nhanh và vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh.

PGS. TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Đại học Y Hà Nội

Vào mùa này, nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày đêm, hoặc nhiệt độ đang xấp xỉ 30 độ chỉ trong 1 ngày tụt xuống tới 14 độ, nhiều người không chủ quan, mặc quần áo đủ ấm dễ bị nhiễm lạnh.  Người già, trẻ con hoặc người có hệ miễn dịch kém rất dễ mắc  các bệnh đường hô hấp.

PGS. Cao Minh Thành cho biết, dấu hiệu sớm của một người bị nhiễm  bệnh ở đường hô hấp  trên là  ho, đau họng, hắt hơi, sổ mũi…. có thể kèm theo sốt, nhức đầu. Đặc biệt với bệnh viêm đường hô hấp do virus người bệnh  khởi đầu thường sốt cao, đột ngột, trong khi đó nhiễm bệnh đường hô hấp do vi khuẩn có tiền triệu chứng.

Bệnh hô hấp do virus thường diễn tiến từ 5-7 ngày, sau đó sẽ giảm dần rồi hết.  Nếu sau thời gian này bệnh không đỡ mà người bệnh nặng hơn như  thay đổi màu sắc dịch ở họng , mũi….. có thể bệnh nhân đã bị bội nhiễm vi khuẩn.  Biến chứng của viêm đường hô hấp trên xuất hiện ở những cơ quan lân cận như  tai, họng , thanh quản … biến chứng xa hơn là viêm phổi.

Vệ sinh tay chân để phòng nguy cơ mắc bệnh cúm và nhiều bệnh hô hấp khác

    Đồng tình với quan điểm của PGS Thành, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội cho rằng, năm nào cũng thế, khi giao mùa, tại các bệnh viện rất nhiều trẻ em mắc các bệnh viêm đường hô hấp đến khám.  Bên cạnh các nguyên  nhân gây viêm đường hô hấp vừa kể trên, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đường hô hấp cho trẻ là nhiễm  virus. Bởi vì virus có sẵn khu trú trong cơ thể người nhưng ở thể không hoạt động. Khi thời tiết thay đổi, ở những người già, trẻ nhỏ, người có cơ địa nhạy cảm,  virus chuyển từ thể không hoạt động thành hoạt động và gây bệnh.  Đa phần các trường hợp trẻ viêm đường hô hấp trên không nặng, nhưng  nếu cha mẹ chủ quan, trẻ sẽ biến chứng xuống đường hô hấp dưới, nếu không điều trị bệnh nặng  lên dẫn đến viêm thanh, khí quản, phế quản, nặng sẽ bị  viêm phổi.

    Phòng bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp thế nào cho hiệu quả?

    PGS Thành  cho biết, cúm có tính dịch, lây qua đường hô hấp. Để phòng bệnh cúm người bị bệnh cần đeo khẩu trang, những người bị cảm cúm nên phòng cảm cúm cho những người xung quanh, nếu phải  tiếp xúc với người bệnh cũng cần đeo khẩu trang. Với trẻ nhỏ trong mùa dịch, hoặc ở những khu vực có dịch, trách cho trẻ nhỏ đến những nơi đông người.

    Bất cứ người nào muốn phòng cúm cần đảm bảo mặc đủ ấm, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, chú ý tập luyện hàng ngày…. Là những cách phòng cúm tốt nhất theo PGS Thành.

    PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội

    Ngoài các cách trên, PGS Thúy cho biết, cách hiệu quả để phòng nhiễm cúm và một số bệnh hô hấp khác  là tiêm vacine. Trẻ từ 6 tháng trở lên là có thể tiêm vacine phòng cúm mũi thứ 1, sau đó 1 tháng tiêm mũi thứ 2, cứ 1 năm tiêm 1 lần sẽ phòng bệnh cúm. Ngoài ra còn có một số vaccine phòng bệnh hô hấp khác  có trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.

    Rửa mũi thế nào cho đúng để phòng bệnh?

    Cúm hay các bệnh viêm đường hô hấp rất thường gặp, tuy nhiên virus biến chủng khá nhiều, hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. PGS Thúy khuyên, ngoài  tiêm phòng như đã nói ở trên, mỗi người cần tự bảo vệ mình bằng nâng cao sức khỏe, với trẻ nhỏ có thể dùng cách vệ sinh mũi họng để phòng bệnh. Chỉ nên rửa mũi họng khi bắt đầu có viêm xuất tiết, không nên lúc nào cũng rửa mũi  súc họng, kể cả với.  BS Thúy chia sẻ, có trường hợp rửa mũi họng không đúng  gây viêm  tai vì mũi họng tai thông nhau.  Không nên lạm dụng trong thời gian dài.

    PGS Thúy hướng dẫn khi rửa mũi cho trẻ, để trẻ nằm nghiêng, bơm nước muối vào mũi để nước muối thông sang mũi kia, làm  tương tự với bên kia. Tuy nhiên cũng cần lưu ý bất cứ dung dịch hoặc nước sát khuẩn nào khi dùng cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh lạm dụng.

     

    PGS TS Nguyễn Thị Diệu Thúy đưa ra những dấu hiệu cha mẹ cần cho trẻ nhập viện:

    - Trẻ sốt cao liên tục 3 ngày liền cần đi khám ngay.

    - Trẻ bỏ bú, ăn kém.

    - Trẻ ngủ kém, khóc nhiều.

    - Trẻ mệt mỏi….

    SK & ĐS

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

    Tags

    Hiển thị tất cả kết quả cho ""