Rượu và tác hại của rượu
Rượu là do sự lên men của các cây cối có nhiều đường rồi chưng cất lên thành Rượu vang, Rượu táo, Rượu khai vị……
Rượu không bị tiêu hoá, nó đi trực tiếp từ ống tiêu hoá vào các mạch máu. Trong vài phút máu sẽ chuyển rượu đó đi khắp cơ thể. Khi uống với liều lượng cao nó sẽ làm cho người ta say. Về lâu dài, nghiện rượu sinh ra nhiều chứng bệnh: ung thư miệng, họng, thực quản, xơ gan, hỏng lá lách, rối loạn tim mạch, bệnh thần kinh, rối loạn tâm lý, lo âu suy sụp. Trong mỗi cốc rượu có chứa tới 10g cồn. Phải có thời gian, lượng cồn trong máu này mới có thể giảm dần. Uống một cốc thì một giờ sau máu mới thải hết lượng cồn trong máu. Giới hạn uống rượu còn phụ thuộc vào từng người, từng hoàn cảnh. Nếu chỉ uống rượu không mà không kèm đồ nhắm hoặc không ăn uống gì, rượu sẽ chuyển ngay vào trong máu và hậu quả còn nghiêm trọng hơn.
Khi uống rượu người uống nên biết tự lượng sức mình, không nên quá đà dễ dẫn đến hậu quả xấu nhất là khi đang làm việc. Người Nhật nói: “ 1 chén rượu, ta uống rượu; 2 chén rượu thì rượu uống rượu; 3 chén thì rượu uống người”. Sau cốc thứ hai, tỷ lệ cồn trong máu đã vượt quá lượng cho phép.
Nếu thỉnh thoảng mới uống thì không nên uống quá 4 cốc mỗi ngày.
Nếu uống thường xuyên:
+ Đối với phụ nữ: Không quá 2 cốc mỗi ngày.
+ Đối với nam giới: Mỗi ngày không quá 3 cốc
Ít nhất mỗi tuần một ngày bỏ không uống rượu. Đặc biệt không nên uống rượu khi còn nhỏ, phụ nữ khi mang thai, khi đang làm việc, khi đang uống một số loại thuốc tương kỵ với rượu.
Thời thượng cổ, người ta uống rượu theo tôn giáo, mời khách hay mở tiệc. Rượu còn được dùng làm thuốc. Đó là thuốc gây mê duy nhất thời Hoàng đế Lapolêông. Ở Hoa kỳ, thời kỳ cấm rượu chỉ có thầy thuốc mới được kê đơn rượu. Thế kỷ XIX khi cách mạng công nghiệp bùng nổ mới thấy xuất hiện khái niệm nghiện rượu. Năm 1871 xuất hiện việc phòng chống nghiện rượu đầu tiên. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất người ta khuyên trẻ con không được uống rượu. Từ năm 1968 người ta nhận thấy nghiện rượu gây lên một số bệnh và đã dự phong nguy cơ trước mắt của việc nghiện rượu.
Caythuocquy.info.vn