TINH HOA XANH

Trẻ đẹp hơn nhờ bấm huyệt vùng mặt

 Với những thủ thuật, động tác đơn giản, bấm huyệt có thể làm chậm quá trình lão hóa, giúp cải thiện làn da, làm chậm hoặc ngăn ngừa tổn thương của khuôn mặt. Bấm huyệt tạo cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng và bình tâm trong cuộc sống.

Từ tuổi đôi mươi trở đi, mỗi tiếng cười và nhăn mặt bắt đầu để lại dấu ấn trên khuôn mặt đó là những nếp nhăn quanh mắt và miệng. Thêm vào đó là tác động của ô nhiễm môi trường, các kỳ nghỉ nắng nóng, những áp lực và căng thẳng của cuộc sống hiện đại, quá nhiều đêm ngủ muộn, và tất cả những ảnh hưởng khác đến và đi trên cơ thể, đang bắt đầu nhìn thấy mình già hơn so với tuổi.

 

bam huyet, tre dep hon nho bam huyet vung mat

Xác định huyệt vị

Muốn bấm huyệt đạt hiệu quả cao, cần bấm đúng huyệt.

Đo để xác định huyệt vị: đơn vị đo gọi là thốn (tấc), thốn có chiều dài lớn nhỏ tùy theo người (lớn, nhỏ, béo, gầy) và tùy vùng cơ thể. Nói chung 1 thốn = 1/75 chiều dài cơ thể. Thốn của người Việt Nam khoảng 2,0 - 2,2cm. Thốn tay (tấc tay = đồng thân thốn).

Lấy huyệt dựa vào thốn của bệnh nhân:bam huyet 1bam huyet 2

 

Người bệnh co ngón tay giữa vào đầu ngón tay cái, hai đầu móng ngón tay chạm nhau, đoạn dài giữa 2 đầu nếp đốt giữa của ngón tay là 1 thốn. Thốn này thường dùng đo chiều ngang vùng lưng, chiều dài của chi và chiều dài của kim. Hoặc kẻ đường qua gốc móng tay cái, chiều dài đoạn này là 1 thốn.

Chiều ngang của hai  ngón tay: hai ngón tay 2, 3, duỗi thẳng, áp sát vào nhau, chiều dài đường ngang qua khớp liên đốt xa của ngón 2 là 1,5 thốn.

 

bam huyet 3

 

Chiều ngang của ba ngón tay: ba ngón tay 2, 3, 4, duỗi thẳng, áp sát vào nhau, chiều dài đường ngang qua khớp liên đốt xa của ngón 2 là 2 thốn.

 

bam huyet 4

 

Chiều ngang 4 ngón tay: người bệnh duỗi 4 ngón : trỏ (2), giữa (3), nhẫn(4), út (5) áp sát vào nhau, chiều dài đường ngang qua khớp liên đốt gần ngón giữa (3)  là 3 thốn.

 

bam huyet 5

     

    Các huyệt vùng mặt thường dùng

    Ấn đường: giữa đầu trong 2 cung lông mày. Tác dụng: nhức đầu, sốt cao, viêm xoang trán, chảy máu cam...

    Toản trúc: chỗ lõm đầu trong cung lông mày. Tác dụng: nhức đầu, bệnh về mắt, liệt VII ngoại biên…

    Dương bạch: từ điểm giữa cung lông mày đo lên 1 thốn, huyệt nằm trên cơ trán. Tác dụng: liệt VII ngoại biên, nhức đầu, viêm màng tiếp hợp, chắp lẹo, viêm tuyến lệ…

    Nhân trung: giao điểm1/3 trên và 2/3 dưới rãnh nhân trung. Tác dụng: ngất, choáng, sốt cao co giật, liệt dây VII.

    Nghinh hương: giao điểm của chân cánh mũi và nếp mũi miệng. Tác dụng:viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, chảy máu cam, liệt VII ngoại biên…

    Địa thương: giao điểm của khóe miệng và nếp má miệng. Tác dụng: liệt dây VII, đau răng…

    Thừa tương: chỗ lõm dưới môi dưới. Tác dụng: liệt VII ngoại biên, mặt sưng, răng đau, lợi răng sưng, chảy nước miếng, đột nhiên mất tiếng…

    Thái dương: giao điểm của đuôi mắt và đuôi lông mày kéo dài, huyệt ở chỗ lõm trên xương thái dương. Tác dụng: nhức đầu, đau răng, viêm màng tiếp hợp…

    Thính cung: huyệt nằm ở trước giữa bình tai, khi há miệng huyệt ở chỗ lõm phía trước bình tai, sau lồi cầu xương hàm dưới. Tác dụng: trị ù tai, điếc, viêm tai giữa, viêm tai ngoài…

    Ế phong: chỗ lõm giữa xương chũm và xương hàm dưới, ấn dái tai vào, tận cùng dái tai chạm vào đau, đó là huyệt. Tác dụng: liệt dây VII, ù tai, điếc tai, viêm tuyến mang tai, rối loạn tiền đình…

    Giáp xa: huyệt nằm trên đỉnh cao của cơ cắn (khi cắn chặt răng); từ góc xương hàm dưới đo vào 1 thốn, từ Địa thương đo ra sau 2 thốn về phía góc hàm. Tác dụng: liệt dây VII, đau răng, đau dây thần kinh V, cấm khẩu…

    Hạ quan: chỗ lõm ở  khớp thái dương - hàm. Tác dụng: ù tai, điếc tai, đau răng, liệt dây VII ngoại biên, viêm khớp thái dương hàm…

    Ty trúc không: chỗ lõm đầu ngoài cung lông mày. Tác dụng: nhức đầu, bệnh về mắt, liệt VII ngoại biên…

    Ngư yêu: ở điểm giữa cung lông mày. Tác dụng: liệt VII ngoại biên, các bệnh về mắt…

    Thừa khấp: giữa mi mắt dưới đo xuống 7/10 thốn, huyệt tương đương với hõm dưới ổ mắt. Tác dụng: viêm màng tiếp hợp, chắp, lẹo, liệt dây VII ngoại biên.

    Liêm tuyền: nằm ở chỗ lõm bờ trên sụn giáp. Tác dụng: nói khó, nói ngọng, nuốt khó, câm, mất tiếng.

    Quyền liêu: thẳng dưới khóe mắt ngoài, chỗ lõm bờ dưới xương gò má. Tác dụng: chữa đau dây V, đau răng, liệt dây VII.

    Thiên đột: chỗ lõm bờ trên xương ức. Tác dụng: trị ho hen, khan tiếng, mất tiếng, nói khó…

    A thị huyệt vùng mặt: lấy điểm đau làm huyệt. Tác dụng: thông kinh hoạt lạc, giảm đau cục bộ vùng mặt…

    Ngoài bấm huyệt vùng đầu, trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cần cân bằng ăn uống, ngủ ngon, kiểm soát căng thẳng và điều chỉnh cuộc sống.

    BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

    (Đơn vị đau - Cơ sở 3 BV. Đại học Y Dược TP.HCM)

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

    Tags

    Hiển thị tất cả kết quả cho ""