Chế biến Đào nhân
Thu hái sơ chế:
Hạt thu hoạch vào mùa thu, đập vỡ vỏ lấy nhân gọi là Đào nhân. Phơi khô.
Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.
Hễ dùng Đào nhân, muốn có tác dụng hành huyết thì phải để nguyên cả vỏ lẫn đầu nhọn, muốn có tác dụng nhuận táo, hoạt huyết thì ngâm nước sôi rồi bóc vỏ ngoài bỏ đi, bỏ luôn nhớt rồi sao vàng hoặc sao với cám, hoặc đốt tồn tính, tùy theo từng phương thuốc, những nhân nào 2 hạt có độc.
Phần dùng làm thuốc:
-Hạt (Persicae Semen)
-Hoa (Persicae Flos)
-Nước cất hạt Đào (Persicae aqua).
Mô tả dược liệu:
Đào nhân hình bầu dục, một đầu nhọn, hẹp, không đều. Giống và dễ lầm với Hạnh nhân nhưng rộng và dẹt hơn. Vỏ hạt mỏng nguyên không nứt nẻ, màu nâu, đỏ, có nhiều đường nhăn dọc, nhân hạt màu trắng ngà,có nhiều dầu là tốt. Thứ vỡ nát, mọt, đen là kém chất lượng. không dùng.
Bào chế:
Đào nhân chia làm 2 loại.
- Một loại còn nguyên vỏ và đầu nhọn, khi dùng gĩa dập.
- Một loại đã bóc vỏ và bỏ đầu nhọn di, khi dùng gĩa dập.
Bảo quản:
Đào nhân khó bảo quản, rất dễ sâu mọt. Để nơi khô ráo, đậy trong lọ kín có lót vôi sống. Nên thường xuyên kiểm tra vì dễ có mọt..
Tổng hợp