TINH HOA XANH

Bệnh mùa mưa nguy hiểm nhất do muỗi vằn gây ra

Muỗi sinh sản cao điểm vào mùa mưa, kéo theo sự lây lan của nhiều dịch bệnh thông qua vết đốt và truyền vào máu. Trong đó, không thể không kể đến sốt xuất huyết – một trong những bệnh mùa mưa nguy hiểm nhất cần phòng tránh.

Khí hậu nước ta nóng ẩm mưa nhiều cộng thêm địa hình sông ngòi chằng chịt, lý do này trở thành điều kiện thuận lợi khiến muỗi sinh sôi phát triển, dẫn đến nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

Dưới đây là những bệnh mà ai cũng dễ mắc phải vào mùa mưa, cùng xem qua để có những biện pháp đề phòng tốt nhất cho mình và người thân nhé!

Các dịch bệnh mùa mưa nguy hiểm do muỗi gây ra

Viêm não Nhật Bản

Đây là bệnh nhiễm trùng của não do vi-rút viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh bắt nguồn từ động vật và lây nhiễm theo đường máu qua vật trung gian là muỗi.

Viêm não Nhật Bản đặc biệt nguy hiểm với trẻ em dưới 15 tuổi. Sau 05 đến 15 ngày kể từ khi bị lây nhiễm, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, nôn mửa, sốt cao, hôn mê sâu và co giật,…Nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm như động kinh, thiểu năng trí tuệ, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

Sốt rét

Sốt rét cũng là bệnh truyền nhiễm qua vết đốt do muỗi gây ra. Khi nhiễm vi-rút sốt rét, người bệnh sẽ có các triệu chứng lâm sàng chưa rõ ràng như ớn lạnh, vã mồ hôi, nhức mỏi… Các triệu chứng của sốt rét có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào loại ký sinh trùng người bệnh nhiễm phải, thể trạng và mức độ nhiễm của người bệnh.

Tại nước ta, sốt rét có tốc độ lây lan mạnh vào tháng 4 - tháng 5 và tháng 9 - tháng 10 (đầu và cuối mùa mưa), vì đây là giai đoạn muỗi sinh sản nhiều. Nếu không phát hiện kịp thời cũng như chữa trị triệt để, nguồn lây sốt rét có thể kéo dài đến tận 1-2 năm.

Sốt xuất huyết

Trong số các dịch bệnh nguy hiểm bùng phát do muỗi, không thể bỏ qua sốt xuất huyết. Đây là loại bệnh mắc phải khi nhiễm vi-rút Dengue do muỗi Aedes Aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền nhiễm cho.

Triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết như đau bụng, buồn nôn, sốt cao liên tục, đau cơ, nhức hai hố mắt, sung huyết ở lỗ chân lông,… Các dấu hiệu này thường bắt đầu hiện rõ sau 07-10 ngày bị muỗi đốt.

Sốt xuất huyết vừa là bệnh cấp tính vừa mang tính truyền nhiễm, không chỉ nghiêm trọng với trẻ em mà cả người lớn cũng cần hết sức lưu ý. Triệu chứng của bệnh xuất hiện chậm rãi nhưng lại trở nặng khá nhanh và kéo dài, làm suy yếu hệ miễn dịch ở người bệnh, gây mất sức và khó hồi phục thể trạng sau này. Do đó, tốt nhất không nên tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà, cần đưa người bệnh đến ngay trung tâm y tế gần nhất khi nhận thấy những biểu hiện bệnh lý đầu tiên.

Chủ động phòng chống dịch bệnh do muỗi gây ra

Hầu hết các bệnh lây truyền do muỗi đều chưa có vắc-xin phòng ngừa. Do đó, để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các gia đình nên chủ động bài trừ muỗi ra khỏi không gian sống cũng như tăng sức đề kháng cho bản thân.

Sau đây là một số phương pháp phòng chống dịch bệnh do muỗi hiệu quả, lưu ý ngay để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng nhé!

- Phát quang các bụi rậm quanh nhà, thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu như chai lọ, lốp xe cũ, vật tù đọng nước,…để muỗi không vào đẻ trứng.

- Trồng thảo dược hoặc các loại cây có mùi thơm như sả, húng quế, hương thảo,…gần nơi sinh sống để xua muỗi.

- Vệ sinh, thả cá vào các dụng cụ đựng nước có dung tích lớn như bể, giếng, chum, vại,…để cá ăn hết lăng quăng/ bọ gậy nếu có.

- Xông tinh dầu hoặc trữ vỏ bưởi, cam, quýt trong nhà hạn chế muỗi.

- Ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt.

- Hạn chế mặc quần áo tối màu vì thu hút muỗi.

- Sử dụng các sản phẩm chống muỗi như chai xịt phun sương, kem chống muỗi chứa các thành phần an toàn để bảo vệ cả nhà.

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Cùng ngăn ngừa sự hoành hành của muỗi vằn cũng như các dịch bệnh do muỗi lây lan bằng sự chủ động của bản thân nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""