TINH HOA XANH

Tiến sĩ “nông dân” dùng súp lơ xanh giảm u xơ, tiểu đêm

Vẫn ở căn nhà chật hẹp được cấp từ hồi bao cấp, không có lấy một tấm ảnh chỉnh chu, người lúc nào cũng đầy mùi nông sản, tài sản duy nhất chỉ là các công trình nghiên cứu khoa học về nông sản. Đó là chân dung Tiến sĩ Trần Hữu Thị - Viện trưởng viện nghiên cứu Thực phẩm chức năng. Người được mệnh danh là “Tiến sĩ nông dân” chuyên đi khám phá kho báu dược chất quý từ nông sản Việt

Từ tìm phế phẩm nông sản đến những công trình nghiên cứu cấp nhà nước.

Tiến sĩ “nông dân” từng được gọi là Thị “dị nhân” bởi  sự khác người. Người ta bỏ phế phẩm lá thanh hao hoa vàng đi thì ông lại đi thu gom rồi nghiên cứu và cho ra thành phẩm tỉ lệ 10% trong  khi công nghệ chiết xuất Artemisinin( Hoạt chất dùng để sản xuất thuốc sốt rét) tại Việt Nam đương thời chỉ cho ra tỷ  lệ  3 phần nghìn

Ông bảo, tôi làm nghiên cứu không phải để nổi tiếng, không phải vì giải thưởng, nên tôi chẳng có gì để nói đâu, nếu muốn viết thì viết về những sản phẩm đã ứng dụng thực tế, nó hữu ích và rẻ tiền so với nhập khẩu. Người Việt đang sính hàng ngoại, trong khi các chế phẩm nội về chất lượng không thua kém gì.

Khó tính, dị biệt, nông dân… học trò nói về ông vậy chẳng hề sai.

Tiến sĩ Trần Hữu Thị sinh ra tại Đô Lương, Nghệ An, vùng quê khắc nghiệt với cái nắng thiêu da cháy thịt. Có lẽ sự khắc nghiệt đã nuôi dưỡng ý chí của những người con xứ Nghệ. Tiến sĩ Trần Hữu Thị là một trong những học sinh giỏi nhất Nghệ An những năm 50. Sau đó, ông thi đỗ và theo học tại khoa Công nghệ dược phẩm, Đại học dược Hà Nội. Đam mê nghiên cứu và chất nông dân xứ Nghệ khiến ông bén duyên với nghiên cứu nông sản. Sau này, cũng từ nông sản ông có hàng chục công trình nghiên cứu được ứng dụng thực tiễn.

Sau khi ra trường, ông công tác tại viện Dược Liệu, năm 2003 thì chuyển sang Viện Công nghệ Sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp). Tại đây, Tiến sĩ Trần Hữu Thị dành hết thời gian và tâm huyết cho nghiên cứu nông sản. Ông tham gia nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà nước từ nông sản, dược liệu và đều được ứng dụng thực tiễn . Điển hình, đề tài nghiên cứu về cucurmin của ông được một doanh nghiệp gửi đi nước ngoài và đánh giá cao sau đó được ứng dụng vào các sản hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Tiếp đó là các đề tài được ứng dụng thực tiễn vào sản xuất thực phẩm chức năng như hoạt chất Secqiterpen từ củ nghệ xanh, Sulforaphane và Indol-3-carbinol từ các loại rau cải của Việt Nam, Catechin toàn phần  từ cây chè xanh, Aucubin từ các loài Mã đề khác nhau, Anthocyanidin toàn phần từ quả sim, Saponin triterpenoid từ quả bồ kết... và một số Alcaloid.

Giảm tiểu đêm bằng  súp lơ xanh.

Năm 2009, Tiến sĩ Trần Hữu Thị tham gia đề tài cấp Liên hiệp Hội Khoa học & Công nghệ Việt Nam: "Nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng từ hợp chất có lưu huỳnh chiết xuất từ Súp lơ và Cải xanh trồng ở Việt Nam" do GS.TSKH Lê Doãn Diên, Chủ tịch hội đồng cố vấn của Viện R.I.F.F làm chủ nhiệm đề tài.

Sulforanphane từ sup lơ và rau cải xanh được tiến sĩ Trần Hữu Thị ứng dụng vào sản xuất sản phẩm phòng và hỗ trợ giảm tiểu đêm, u xơ phì đại tiền liệt tuyến, u xơ buồng trứng, tử cũng. Trên thế giới, Sulforanphane được phát hiện ra từ năm 1992 bởi  GS. Paul Talalay.

Vị giáo sư người Mỹ đã nhận thấy phần lớn hoat chất chống ung thư từ  nông sản có tính chất chống oxi hóa, trung hòa gốc tự do, giảm nguy cơ ung thư, nhưng Sulforanphane từ rau cải xanh có khả năng kích thích tăng hoạt tính của các enzyme thải độc tại gan- tức kích thích cơ chế tự thải độc của gan, bởi bình thường ezyme này chỉ hoạt động 40% công suất. Sulforanphane trong trường hợp này tăng hoạt tính lên nhiều lần. Sulforaphane bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do, đồng thời cũng kích hoạt gen làm tăng tổng hợp gluthation- Chất chống oxi hóa nội sinh mạnh mẽ nhất của cơ thể.  Nhận thấy tác dụng này, tiến sĩ Trần Hữu Thị ứng dụng vào sản phẩm giảm tiểu đêm và u xơ, bởi theo ông, phần lớn các loại cây như náng hoa trắng,  bồ quân…. Chỉ giảm tiểu đêm chứ không giải quyết tận gốc vấn đề. Oxi hóa, thoái hóa, u xơ, u  ác tính chính là nguyên nhân. Sulforaphane giải quyết được.

Tuy nhiên sulforaphane lại nhập khẩu với giá đắt đỏ. Suy nghĩ nhiều tháng trời, tiến sĩ Trần Hữu Thị bắt tay vào chiết xuất. Để đảm bảo nguyên liệu, ông nhập khẩu giống súp lơ xanh từ Nhật Bản và cho trồng thử nghiệm tại nhiều nơi với mong muốn đem giống nông sản tốt trồng tại Việt Nam.

Tiếp đó, tiến sĩ “ nông dân” đã nghiên cứu để tạo nên tác dụng hiệp đồng giữa giảm tiểu đêm và u xơ, bằng cách  kết hợp bột hạt bí đỏ và cao trinh nữ hoàng cung làm thành phần

Hạt bí đỏ quen thuộc mời khách mỗi dịp tết lại chính là bài thuốc ít người chú ý. Với tiền liệt tuyến của nam giới, bí đỏ chứa delta 7 phytosterol và kẽm có tác dụng cao đối giảm triệu chứng viêm, chống khối u phát triển. Hạt bí đỏ  hiện nay thường được chiết xuất để lấy dầu. Tôi nhận thấy, dạng dầu có một nhược điểm là làm mất hàm lượng kẽm, mà với kẽm lại vô cùng tốt cho tuyến tiền liệt. Kẽm giúp giảm estrogen và cân bằng hàm lượng testorone, giúp ngặn chặn sự hình thành của u xơ ở nam giới. Dạng bột như ở sản phẩm của tôi  khắc phục được nhược điểm này, bảo tồn hàm lượng kẽm".

Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM và Viện lão khoa Hà Nội thực nghiệm chiết xuất từ trinh nữ hoàng cung trong Crila làm giảm 33-93% triệu chứng tiểu tiện. 90% bệnh nhân giảm thể tích tuyến tiền liệt, một số đã trở lại kích thước bình thường và cơ quan tiểu tiện lành mạnh sau 2 tháng chữa trị.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""