TINH HOA XANH

Cây lá Giang

Cây lá giang mọc hoang ở các triền đồi núi đất hoặc núi đá vôi. Cây lá giang có tên khoa học là Eodysanthera rosea Hook et Arn, thuộc họ trúc đào-APOCYNACEAE

Vùng  Ninh Bình người ta gọi là cây chua khan, chua méo. Người miền Nam thì gọi là cây Răng bừa hường.

Cây lá giang thân mềm, to chừng bằng ngón chân cái. Cây lá giang là loại cây leo. Lá mỏng manh hình trứng, nhấm thấy có vị chua chua. Người ta hái lá cây giang nấu canh chua ăn rất ngon, thú vị, chẳng cần phải một hạt mì chính. Cây lá giang ra hoa thành cụm, màu phớt hồng. Hoa ra vào khoảng tháng năm âm lịch. Quả có hai cái đai dài.

Từ xa xưa, y học cổ truyền dân tộc đã dùng cây lá giang làm thuốc chữa được nhiều bệnh rất có hiệu quả như bệnh viêm thận mạn tính, viêm ruột, phong thấp, vết thương do va chạm bị sưng tấy và chống nhiễm độc gan. Rễ cây lá giang chữa khỏi tiêu thũng, giải nhiệt, ăn khó tiêu, đầy hơi chướng bụng.

Dùng cây lá giang bào chế làm thuốc người ta thái từng lát mỏng thân cây (như lát sắn khô) đem phơi hoặc sấy khô. Khi dùng chữa bệnh cho vào nồi đổ 2 bát nước sắc còn 1, để nguội cho uống. Dùng liên tục cho đến khi khỏi, ít ra cũng phải 1 tháng.

Phó Đức An (CTQ số 112

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""