TINH HOA XANH

Hắc Kỷ tử - trái cây cuả sắc đẹp và trường thọ

Hắc kỷ tử có tên khoa học là Lycium ruthencium, là loại cây họ Cà (SOLANACEAE) mọc hoang dã, có nguồn gốc xuất phát từ khu tự trị Ningxia Hui ở vùng ngoại ô phía Đông của cao nguyên Tây Tạng Trung Quốc. Chúng có tên gọi khác là: Wolfberry, Gojiberry, WolfberryChinense, Chinense Boxthorn, Mede Berry...

Quả Hắc kỷ tử có dạng hình tròn, mọng, quả chín có màu đen, đường kính khoảng 0,5cm. Quả khô vỏ nhăn nheo, bên trong có nhiều hạt hình thận. Một đầu có vết của cuống quả. Quả có vị ngọt, khi ngậm nước bọt sẽ có màu tím.

Quả Hắc kỷ tử hay Kỷ tử đen quý hiếm và có tác dụng tốt hơn nhiều so với Kỷ tử đỏ (Câu kỷ tử) - vị thuốc thường gặp trên thị trường. Từ lâu, phụ nữ Tây Tạng sử dụng loại quả này để chống lão hóa, làm đẹp da và được ví như một loại “siêu trái cây” vì có những công dụng kỳ diệu cho sức khỏe.

Hắc kỷ tử sở hữu lượng OPCs (Oligomeric Proanthocyanidins) cực lớn, nồng độ cao nhất được phát hiện trong tự nhiên hiện nay. OPCs là bioflavonoids (các hợp chất thực vật phức tạp) được tìm thấy trong một số loại trái cây, rau và vỏ cây nhất định có lợi ích dinh dưỡng cho cơ thể người. Các nghiên cứu cho thấy mức độ chống oxy hóa của chất này mạnh gấp 20 lần so với vitamin C và mạnh gấp 50 lần so với vitamin E.

Mỗi quả Hắc kỷ tử chứa khoảng 40% protein và 18 axit amin khác nhau, cộng với hơn 20 chất khoáng khác, bao gồm kẽm, sắt, phốt pho và riboflavin (vitamin B2). Có thể thấy hàm lượng sắt nhiều hơn so với đậu nành và dinh dưỡng của rau bina.

5 loại carotenoid được tìm thấy trong quả Hắc kỷ tử là: beta-carotene, zeaxanthin, lutein, lycopene và cryptoxanthin. Theo nghiên cứu, hàm lượng beta-carotene trong quả này còn nhiều hơn cà rốt.

Theo Đông y, Hắc kỷ tử vị ngọt, vào kinh can thận.

Sách Bản thảo kinh sơ viết: Hắc kỷ tử bổ can thận, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, rất tốt để ích tinh, minh mục (sáng mắt).

- Sách Dược tính bản thảo lại viết: Hắc kỷ tử bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần.

Chủ trị: Chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn gây xây xẩm mặt mày, mệt mỏi, di tinh, đau mắt, mỏi mắt, quáng gà…

Liều dùng: Ngày 08 - 20g.

Cách dùng

Hắc kỷ tử có thể dùng trực tiếp để hãm trà (mỗi lần dùng khoảng 5g với 200ml nước ấm 600C) hoặc ngâm rượu để uống dần. Hắc kỷ tử càng để lâu sẽ bị giảm dược tính, cho nên để bảo quản dài ngày, ngâm rượu là hình thức tốt nhất. Ngoài ra, các bà nội trợ còn có thể dùng để thêm vào các món hầm, súp, canh...

Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""