Thuốc tân dược có tác dụng an thần gây ngủ là mặt hàng kinh doanh có doanh thu cao của nhiều hãng dược phẩm (riêng hai thuốc Ambian và Lunsta doanh thu đã vượt ba tỷ đô la)
Nhưng các loại tân dược này có phản ứng phụ gây nhiều tai biến đáng lo ngại như:
• Phát cuồng, gây ảo giác, bùng phát các cơn giận dữ (theo FDA - Mỹ)
• Có nguy cơ gây tự vẫn (theo VIDAL - Pháp).
Trong khi ở Việt Nam, căn cứ vào nguồn dược thảo trong nước, các doanh nghiệp đã sản xuất bán ngoài thị trường nhiều biệt dược có tác dụng an thần, gây ngủ, lại không gây hại cho bệnh.
Rotunda
Cây Bình vôi (Việt Nam) có tên khoa học là Stephania rotunda Lour. Họ Tiết dê-MENISPERMACEAE.
Cây mọc leo, phần dưới thân phát triển thành củ to bám vào núi đá, có củ rất to, nặng tới 20kg. Cây mọc ở Tuyên Quang, Hà Giang, Hoà Bình, Lạng Sơn, Hà Tây và nhiều tỉnh khác.
Từ 1940, Bùi Đình Sang, công tác ở Bộ môn Dược liệu trường Đại học Y dược Hà Nội (với giáo sư người Pháp là Guichard) đã chiết được từ củ Bình vôi hoạt chất có tác dụng an thần, gây ngủ và đặt tên là Rotundin (công thức sau này được xác định là L.Tetrahydropalmatin). khi có biểu hiện dị ứng chóng mặt thì ngừng thuốc.
Trong kháng chiến chống Pháp, Xí nghiệp Quân dược XFU ở liên khu 10 (Việt Bắc) đã sản xuất nhiều sản phẩm này để dùng phổ biến cho bộ đội (dạng thuốc bột, viên và tiêm).
Hiện nay tại các hiệu thuốc cả nước có bán thuốc này với các tên biệt dược như: Rotunda 30mg (Xí nghiệp Dược phẩm II); Rudexen 30mg (Công ty Dược liệu Trung ương I); Ronxen – 30mg (Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội); Stilux 60mg (Công ty cổ phần Traphaco); Rotundin 30mg (Xí nghiệp Dược phẩm I)...
Sen vông
Thuốc này kết hợp Rotundin với hai dược liệu khác là Sen và Vông nem.
Cây Sen
Tên khoa học là Nelumbo nucifera Gaertn, họ Sen-NELUMBONACEAE. Cây mọc dưới nước, thân rễ gọi là Ngó sen. Hoa sen dùng để ướp chè; Gương sen gọi là Liên phòng; Hạt sen gọi là Liên nhục. Trong Hạt sen có Tâm sen.
Lá sen chiết được nhiều alcaloit như nuxiferin, nosnuxiferin, nelumbozid…
Tâm sen có asparagin và nhiều alcaloit.
Cây sen có tác dụng chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược (hạt sen làm thuốc sắc, thuốc bột; ngó sen nấu cháo).
Cây Vông
Còn gọi là Vông nem vì lá dùng để gói nem. Tên khoa học là Erythrina orientalis L. Murr, họ Cánh bướm-FABACEAE
Cây cao 10 – 20 mét, mọc ở khắp nước ta (làm hàng rào, lấy lá ăn, làm cảnh).
Lá và thân có alcaloit là erythrin.
Lá Vông nem có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, gây ngủ, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp.
Lá ít độc, không thấy hiện tượng ngộ độc khi thử trên súc vật thực nghiệm.
Sau đây là công thức biệt dược Sen vông của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I:
Cao khô lá Sen 50mg
Cao khô lá Vông nem 60mg
L-tetrahydrofalmatin 5mg (Rotundin)
Thuốc này được dùng:
- An thần, gây ngủ trong các trường hợp lo âu, căng thẳng mất ngủ (thay thế cho Seduxen).
Người lớn 2 – 3 viên/lần và ngày 2 – 3 lần.Trẻ em từ 1 tuổi trở lên: 1 – 2 viên/lần và ngày 2 – 3 lần.
- Giảm đau: Đau dây thần kinh, đau đầu, cao huyết áp, sốt cao gây co giật.Liều dùng gấp 2 (so với liều an thần, gây ngủ).
Nguyễn Khang (CTQ số 84)