TINH HOA XANH

Âm dương trong ẩm thực của người châu Á

Âm và dương là gì ?
Các đơn thuốc truyền thống của người Trung Quốc đều đề cập đến sự cân bằng về trí tuệ và thể lực của toàn bộ cơ thể con người. Đây chính là thuyết cân bằng âm dương do Lão Tử - ông tổ của đạo Lão Trang đưa ra vào khoảng thế kỷ thứ VI trước CN. “Âm” nghĩa là thụ động, mang tính lạnh; dương là chủ động, năng động và có tính nóng. Cơ thể của chúng ta được cân bằng khi âm dương cân bằng. Lão Tử đã đúc kết rằng: Trước khi xem bệnh hãy hỏi thực đơn, tức là nếu chúng ta ăn quá nhiều thức ăn có tính lạnh  sẽ làm cho cơ thể có nhiều năng lượng “âm” khiến chúng ta quá thụ động và chậm chạp. Ngược lại, nếu ăn quá nhiều 
thức ăn có tính “dương” chúng ta sẽ trở nên chủ động, nóng nảy và nhanh nhẹn.
Để cân bằng được âm dương, người châu Á khuyên chúng ta nên ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Những thức ăn nóng bao gồm ớt, đậu, bí ngô, cam, tỏi tây, hành, tỏi ta và hẹ; thức ăn tính lạnh bao gồm đậu phụ, bí xanh, dưa hấu, bắp cải và măng; thức ăn trung tính là cải xanh, nấm, khoai tây và quả đậu.

Âm và dương – hương vị và sức khỏe của người châu Á
Hạt đậu được coi là sản phẩm chủ yếu để chế biến món ăn của người châu á và cũng là sản phẩm được ưa chuộng của người Mỹ. Theo “Uỷ ban nghiên cứu các sản phẩm từ đậu” của Mỹ thì chất protein có trong đậu rất có lợi cho sức khỏe. Năm 1999, Trung tâm điều chế thuốc và sản xuất thức ăn cũng đưa ra nhận định rằng protein trong đậu còn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol. Sau đó một năm, Trung tâm nghiên cứu và điều trị bệnh tim ở Mỹ cũng chứng minh được điều tương tự. Trung tâm điều chế thuốc và sản xuất thức ăn khuyến cáo rằng chỉ cần 25% lượng protein đậu mỗi ngày là đã có thể làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, ung thư trực tràng, ung thư vú, giảm bệnh loãng xương cùng các bệnh về xương khác có liên quan. Một nghiên cứu gần đây cho rằng protein trong đậu sẽ giúp giảm nguy cơ bị huyết áp cao cùng một vài triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh. Thức ăn của người Thái được coi là Đông – Tây y kết hợp vì họ sử dụng cả sản vật dưới nước lẫn cây cỏ và thảo dược. 
Người Trung Quốc có thuyết âm dương. Theo cách nấu ăn truyền thống, thức ăn của người Trung Quốc bao giờ cũng gồm rất nhiều rau, một ít thịt, một ít đồ biển tươi, đậu phụ, ít chất béo và cơm hoặc mì.
Người Nhật chuyên chế biến những món ăn khác nhau tùy theo tôn giáo tín ngưỡng của họ song cơm vẫn là món quan trọng nhất. Họ thường sử dụng một vài món phổ biến như shushi, tempura (bao gồm cá, hải sản chiên với nước sốt), mì sợi… Những thức ăn này ít hàm lượng cholesterol, ít chất béo, nhiều calo và chất xơ. Đó là lý do tại sao người Nhật có tuổi thọ cao như vậy.

Valeria ( CTQ số 68)


 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""