Hầu như nữ giới khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh . Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này.
Nguyên nhân
Đau bụng kinh do nhiều nguyên nhân gây ra
Đau bụng kinh nguyên phát thường gặp ở nữ giới mới bước vào tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 2 - 3 năm. Nguyên nhân có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc ở một số người có cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng kinh.
Đau bụng kinh thứ phát có nhiều nguyên nhân gây ra như lạc nội mạng tử cung, mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u sơ tử cung, u nang cơ tử cung, đặt vòng tránh thai... cũng có thể gây đau bụng kinh.
Ngoài ra, yếu tố di truyền từ mẹ sang con, các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ bị đau bụng kinh thì con gái cũng sẽ có khả năng bị đau bụng kinh cao hơn. Yếu tố thần kinh, tin h thần bất ổn do nữ giới quá nhạy cảm với những cơn đau trước đó mang lại.
Cách chữa đau bụng kinh bằng món ăn
Đau bụng kinh (thống kinh) là hiện tượng phụ nữ trước, trong và sau khi hành kinh xuất hiện đau bụng dưới và vùng thắt lưng. Người bị nghiêm trọng hơn sẽ đau bụng cực liệt, sắc mặt trắng nhạt, tay chân lạnh giá, thậm chí hôn mê.
Món canh gừng, táo:
Gừng tươi có tính ấm, vị cay. Công năng phát biểu tán hàn, kiện tỳ cầm nôn, giải độc. Có chứa kali (K). Đại táo có tính ấm, vị ngọt. Công năng bổ tỳ hòa vị, ích khí sinh tân, điều dinh vệ, giảm mỡ máu, chống ung thư. Có chứa carbohydrate, Ca, P, K… Hoa tiêu tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp giảm đau, sát trùng.
Đem gừng tươi rửa sạch, thái lát; đại táo rửa sạch. Đổ nước vào nồi, thêm gừng lát, đại táo, hoa tiêu, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ, ninh 20 phút kể từ lúc sôi thì dùng. Dùng trước kỳ kinh 3 ngày.
Bài thuốc từ rau ngải cứu
Chữa đau bụng kinh, điều kinh từ rau ngải cứu có tác dụng rất hiệu quả
Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) ngải cứu sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn, theo báo Lao Động.
Một số mẹo vặt cần biết
Chườm bụng bằng chai hoặc túi nước nóng (chú ý tránh nóng quá sẽ gây bỏng). Massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu đồng thời có thể ngâm chân trong nước ấm pha muối cho thư giãn.
Xắt lát gừng, chườm vào phần bụng dưới 5-7 phút, sức nóng của gừng sẽ giúp làm dịu cơn đau. Dán cao hoặc xoa dầu nóng sưởi ấm vùng bụng giúp máu lưu thông dễ dàng. Massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau.
Uống vitamin E 2 ngày trước khi có kinh và tiếp tục đến ngày thứ 3 của chu kỳ. Trường hợp đau bụng kinh dữ dội, kéo dài thì nên đi khám bác sỹ và tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ một loại thuốc nào nếu không có hướng dẫn của bác sỹ.