Trà ẩm phòng chữa bệnh lão niên ho suyên mạn tính, khí cấp, tức ngực
1. Trà ẩm phòng chữa bệnh lão niên ho suyên mạn tính, khí cấp, tức ngực
- Các vị:
Ngũ vị tử 4g
Nhân sâm 4g
Tô ngạnh 3g
Một ít đường trắng, lượng vừa ăn.
- Cách dùng:
Nhân sâm thái lát mỏng, Tô ngạnh cắt vụn, hai vị này cùng với Ngũ vị tử, dùng 200ml nước sôi “già” hãm trong bình bảo ôn, đậy kín nắp, khoảng 15 phút, cho đường trắng vào, khuấy đều, uống dần. Pha hãm 2 – 3 lần nước sôi “già”, uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.
- Tác dụng:
Chữa lão niên ho suyễn mạn tính, động là khí cấp, ngực tức khó chịu, nhiều đờm trắng đặc dính, rêu lưỡi trắng…
- Kiêng kỵ:
Người béo phì, đàm thấp thịnh không dùng.
2. Trà chỉ khái suyễn
- Các vị:
Xuyên bối mẫu 15g
Tề thái (cả cây) 15g
- Cách dùng:
Hai vị sao vàng tán bột, mỗi lần 3g, hãm 2 – 3 lần bằng nước sôi già 5 – 10 phút, uống thay trà. Ngày 1 thang.
- Tác dụng:
Chữa ho, đờm suyễn lâu ngày (khó thở, tả phế hoả, lợi thuỷ, tiêu thũng, trừ dám giảm suyễn, giảm ho, cầm máu), chữa bệnh tràn dịch màng phổi, viêm phổi, viêm chi khí quản cấp mạn tính.
3. Trà Linh chi bán hạ hậu phác
- Nguồn: “Thực vật Trung dược dư tiện phương”
Linh chi (màu nấm nâu đỏ) 6g
Lá Tía tô 5g
Hậu phác 3g
Phục linh 9g
Bán hạ 5g
Đường phèn, lượng vừa ăn.
- Cách dùng:
Dùng 200ml nước sôi “già” hãm 5 vị dược (bỏ vào trong túi vải thắt chặt miệng túi) khoảng 10 phút, cho ít đường phèn vào khuấy đều, uống từng ngụm nhỏ.
Trường hợp có hen suyễn phát tác thì uống luôn một lần 1/3 lượng nước dược đã hãm, đợi khi cơn hen huyễn được hoãn giải, chia lượng nước dược còn lại ra làm 2 – 3 phần, uống tiếp.
Sử dụng phương thuốc này cho tới khi hen suyễn hoàn toàn “biến mất” thì dừng lại, không uống nữa.
- Tác dụng:
Chữa bệnh hen suyễn do quá nhậy cảm và hen suyễn viêm phế quản.
- Kiêng kỵ:
Người hen suyễn nhiệt đàm thì không dùng.
Caythuocquy.info.vn