Giới sinh học và những người làm vườn thường chia dưa hấu thành 3 loại, một là dưa xạ (loại dưa ngọt có nhiều nước), hai là dưa đỏ (ruột đỏ) và ba là dưa hấu mùa đông. Tại nhiều nơi hai loại dưa đầu được coi là thông dụng, ăn ngon miệng và có chứa nhiều dưỡng chất hữu ích.
Dù là loại nào đi chăng nữa thì dưa hấu thường có kích thước to, tròn và chứa nhiều nước, vỏ dày nhưng dễ vỡ, ruột chứa thịt mềm và có tới 90 – 95% trọng lượng là nước, trong khi đó nho cũng là loại quả tương tự nhưng hàm lượng nước chỉ có 82%. Tùy thuộc vào từng mùa mà chất lượng của dưa hấu khác nhau. Ví dụ về mùa hè dưa hấu có nhiều ánh sáng và nhiệt để phát triển nên chất lượng đạt tới mức cao nhất, đặc biệt là các loại dưa hấu trồng bằng kỹ thuật hữu cơ, tức là kỹ thuật truyền thống không dùng phân bón hóa chất hoặc thuốc trừ sâu, nên rất có lợi cho sức khỏe con người.
Khi mua chú ý chọn các loại dưa hấu có thương hiệu, có nghĩa là các loại dưa hấu có chất lượng đảm bảo và được nhiều người tin dùng. Ví dụ như ở Mỹ người ta rất chuộng dưa hấu ruột đỏ, có màu da sữa, cùi ngọt, đặc biệt là loại dưa thu hoạch trong tháng 6 và 7, hoặc dưa hấu Ba Tư kích thước lớn, màu xanh thẫm, ăn giòn và chứa hàm lượng dưỡng chất cao, riêng dưa xạ có giống Cavallion của Pháp, màu trắng nhạt nhưng rất ngọt và thơm nên rất thích hợp cho dịp lễ Giáng sinh, nhất là các loại dưa thu hoạch vào cuối hè đầu thu.
Ngoài việc làm thực phẩm dưa hấu còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, theo Đông y, dưa hấu có tên là Tây qua (tên khoa học là Cottrullus vulgaris schard), ngoài thành phần nước còn có chứa 0,6% protein, 1,3% glucid, 0,3% cellulose, 4,2mg% calcium, 6,8mg% P, 0,5mg% Fe, 0,01mg% vitamin B1, 0,02mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP… Và dưới đây là một số công thức chữa bệnh của dưa hấu:
- Trị nóng nực, ra nhiều mồ hôi, váng đầu, mắt hoa, đau nhức: Vỏ dưa hấu, Đậu ván trắng, Liên diệp, Trúc diệp tâm lượng bằng nhau.
- Chữa nứt nẻ môi: Vỏ dưa rửa sạch, thái sợi sao vàng, tán thành bột mịn, trộn với mật ong chấm vào chỗ nẻ ngày 1 – 2 lần.
- Giải say nắng, sốt cao: Tây qua bì 20g, Kim ngân hoa 20g, Lá tre 10g, nước 500ml, sắc 15 phút, uống 3 lần/ngày.
- Chữa viêm họng: Vỏ dưa hấu rửa sạch, giã nát vắt nước cho thêm ít muối dùng để ngậm và súc miệng.
- Trị phù thũng do viêm thận cấp: Rễ cỏ tranh tươi 40g, Vỏ dưa hấu 40g, Đậu nhự 12g, Xích tiểu đậu 20g sắc uống.
- Chữa ho ra máu: Sắc đặc Vỏ dưa hấu lấy nước uống.
- Chữa đau lưng và đau hai bên sườn khi thở: Vỏ dưa hấu sấy khô, tán nhỏ mịn khi dùng lấy 15g hòa thêm chút muối và rượu.
- Làm đẹp da mặt: Thái dưa hấu thành từng miếng mỏng đắp kín da mặt, nằm yên 30 – 45 phút.
- Chữa tiêu chảy: Vỏ dưa hấu khô 20g, nước 500ml sắc còn 250ml chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày.
- Chữa cảm sốt và váng đầu: Vỏ dưa hấu 20g, Kim ngân hoa 20g, Lá tre 10g, nước 500ml đun sôi 15 phút uống 3 lần/ngày.
- Trúng nắng: Bổ dưa hấu, ép lấy nước uống từ từ.
- Chữa bỏng độ 1 và độ 2: Lấy nước dưa hấu lên men ngày bôi 3 – 4 lần lên chỗ đau.
- Bệnh tiểu đường: Hạt dưa hấu 15g, Vỏ bí đỏ 15g, Hạt thiên ma 12g, sắc với nước uống.
- Cao huyết áp: Vỏ dưa hấu để qua đêm phơi khô, tán thành bột, trộn ít bột băng phiến để chấm.
Khắc Nam (CTQ số 109)