TINH HOA XANH

Kiến với y học và ẩm thực

Kiến thường sống thành đàn, có tổ chức phân công rõ ràng. Một đàn kiến lớn có thể có hàng chục Kiến chúa, hàng trăm Kiến đực và Kiến thợ.

Kiến thợ đảm nhận mọi công việc như: giữ nhà, đi kiếm ăn, canh gác… cung cấp thức ăn cho Kiến chúa và Kiến đực. Kiến sử dụng quả, hạt làm thức ăn. Kiến rất thích ăn chất thải của rệp cây có chứa đường và các chất dinh dưỡng khác từ sâu ngài, xác chết… Kiến có vai trò khá quan trọng trong y học và ẩm thực.

Ở nước ta có nhiều giống Kiến: Kiến đen (Formica fusca Linnaeus) thuộc họ Kiến – FORMICIDAE. Kiến đỏ (Camponotus) gồm các loài: C. marginosus Latr., C. Liguiperlus Linnaeus. Kiến nâu (Manomorium Formicidae), Kiến khâu (Oecophylia), Kiến bọng (Cremastogaster), Kiến hôi (Diacana)… Loài kiến được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền và trong văn hoá ẩm thực là Kiến gai đen hay còn gọi là Hắc mã nghị (Polyarchis dive).

Theo Đông y, Kiến có vị mặn, cay và hơi độc. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, được dùng trong điều trị rắn cắn, mụn nhọt sưng đau… Thành phần của Kiến bao gồm: Chất gây cay-acid formic, hydrocarbon alphatic, isoxanthopterin, 2-amino-6-hydroxypteridin và bioterin.

Trứng Kiến hơi độc nhưng dùng để bổ khí lực rất tốt – giúp sống lâu, trẻ đẹp. Hiện nay, một số nước đã sử dụng trứng Kiến trong điều trị chứng suy giảm sinh dục của nam giới. Ngoài ra, còn dùng sản phẩm sinh học do côn trùng nói chung và Kiến nói riêng tiết ra làm thuốc chữa bệnh viêm tai, điếc. Trong quá trình điều trị những vết thương phần mềm lâu khỏi, Kiến là một vị thuốc quý để sớm lành vết thương, cầm máu, giải đau.

Một số món ăn được chế biến từ Kiến

Kiến có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, nhất là phụ nữ sau khi sinh. Theo kinh nghiệm dân gian, món ăn Kiến đen hầm với đậu phụ tăng tiết sữa cho sản phụ… Ngoài ra, Kiến còn có thể kết hợp với một số rau quả khác làm món ăn bổ dưỡng và chữa bệnh như: Kiến đen sào Mướp đắng hoặc ngâm dầu trị chứng viêm khớp trong tê thấp, tăng cường cơ năng, kéo dài tuổi thọ, chữa viêm gan mãn tính… Kiến có giá trị dinh dưỡng cao: Albumin 40 – 67%, 28 loại axit gốc amin tự do và có 8 loại axit amin không thay thế, rất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, còn chứa nhiều loại vitamin, nguyên tố vi lượng.

1. Kiến đen nấu Đậu phụ

Kiến đen 500g, Đậu phụ 1000g, Rượu 15g, Muối tinh 20g và nước luộc Gà 2500g. Tất cả cho vào nồi đất đun sôi và hầm trong một giờ. Món ăn có mùi vị thơm, có tác dụng lợi sữa.

2. Trứng kiến 3 mùi

Trứng kiến đen tươi 500g, Cà tím 100g, Tỏi giã 20g, Muối tinh 4g, Đường trắng 5g, Mì chính, Xì dầu 10g, Giấm 10g, nước dùng 100g, Dầu thực vật 15g. Đây là món đặc sản cao cấp giàu chất bổ dưỡng.

3. Trứng kiến hấp

Trứng kiến đen 500g, trứng Gà 2 quả, Hành 20g, Rượu 10g, nước dùng 20g, Gừng 10g, Muối 5g, Mì chính 2g, Tinh bột ượt 20g, Dầu thơm 10g, bột Hạt tiêu 2g. Sau khi ướp xong cho vào hấp trong 20 phút, có thể cho thêm Sò tươi, Tôm nõn, thịt lợn, trộn đều rồi hấp.

4. Bánh mạch kim cương

Bột trứng Kiến đen 20g, bột Mì 500g, Muối 4g, Hạt tiêu bột 10g, Dầu lạc 20g. Món ăn có màu vàng óng, mềm hương thơm đặc biệt.

5. Bánh bao bột đậu kim cương

Trứng Kiến đen 50g, Đường 10g, bột Đậu đỏ 250g, Nhân hồ đào 50g, bột Mì 750g. Món này thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao.

Kiến là loại côn trùng nhỏ bé song vai trò của chúng đối với Y học cổ truyền và giá trị dinh dưỡng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng không hề nhỏ.

Theo quan điểm của chúng tôi, nếu được đầu tư đúng mức, Kiến không chỉ là món ăn đặc sản của Việt Nam, một vị thuốc quý mà còn là thương phẩm xuất khẩu đặc hiệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Caythuocquy.info.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""