TINH HOA XANH

Món ăn chữa loét dạ dày - tá tràng

Loét dạ dày - tá tràng là một bệnh mạn tính, diễn biến có tính chu kỳ. Một số món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bệnh này.

Những ổ loét ở niêm mạc dạ dày - tá tràng, có thể xâm lấn sâu qua lớp dưới niêm mạc; vị trí ổ loét ở dạ dày hoặc hành tá tràng

. Thường là 1 ổ, có thể gặp 2 - 3 ổ; đường kính dưới 2cm.

Trứng hấp nước củ Sen

Nguyên liệu:

- Trứng gà 1 quả (khoảng 70g): tính bình, vị ngọt. Công năng tư âm dưỡng huyết, nhuận táo. Có chứa protid, lipid, lecithin, axít amin, khoáng tố và vitamin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trứng gà khuấy nước sôi giúp chống lở loét dạ dày.

- Nước cốt củ Sen (30ml): vắt từ củ Sen. Củ Sen tính mát, vị ngọt. Công năng thanh nhiệt sinh tân, lương huyết tán ứ, bổ tỳ khai vị, chỉ tả. Có chứa carbohydrate, protid, asparagine, vitamin…

- Đường phèn.

Chế biến: Trứng gà đập vào tô, sau khi khuấy đều, thêm nước cốt củ Sen, đường phèn vừa đủ, rồi thêm nước ấm vừa đủ trộn đều. Cho tô Trứng vào nồi hấp cách thủy, thời gian không quá lâu, sau khi mở nắp hấp thêm 5 phút thì hoàn tất.

Món ăn thơm ngọt khoái khẩu, không ngậy. Có tác dụng thanh nhiệt tư âm, bổ tỳ khai vị, sinh tân dưỡng huyết, trị tiêu chảy. Thích hợp dùng cho người suy nhược cơ thể để bảo vệ sức khỏe. Thích hợp dùng cho người vị nhiệt hư phiền, miệng táo và người loét dạ dày - tá tràng.

Súp sữa bò - gừng, hẹ

Nguyên liệu:

    - Lá Hẹ (200g): tính ấm, vị cay. Công năng ôn trung khai vị, hành khí hoạt huyết, bổ thận trợ dương. Có chứa protid, carbohydrate, vitamin, Ca, P, K, Na… Nghiên cứu hiện đại cho thấy, lá Hẹ có tác dụng chữa viêm dạ dày mạn tính, chữa loét dạ dày, cũng có tác dụng tích cực đối với phòng chống ung thư ruột.

    - Sữa bò (200g): tính bình, vị ngọt. Công năng bổ hư tổn, ích phế vị, sinh tân nhuận trường. Có chứa carbohydrate, protid, lipid, vitamin, Ca, P... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sữa bò làm giảm cholesterol, dự phòng viêm loét dạ dày - tá tràng, giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư ruột, phòng ngừa viêm phế quản mạn.

    - Gừng tươi (25g): tính ấm, vị cay. Công năng phát biểu tán hàn (vã mồ hôi, chống lạnh), tiêu đàm hạ khí, ôn trung cầm nôn, giải độc cá cua. Có chứa zingiberol, zingiberene, gingerol, camphene… Nghiên cứu cho thấy Gừng tươi làm tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy bài tiết dịch vị và nhu động ruột, cũng như trợ tiêu hóa.

    Chế biến: lá Hẹ rửa sạch cắt đoạn, Gừng cắt lát, hai thứ sau khi cùng giã nhuyễn, bọc trong vải vắt lấy nước cốt, sử dụng sau. Lấy nước cốt trên trộn với sữa bò, đun sôi bằng lửa mạnh thì dùng. Sữa bò thời gian đun không quá lâu, khi sôi là được. Đun quá lâu sẽ phá hỏng sắc - hương - vị.

    Tác dụng: thơm ngọt khoái khẩu, vị nồng. Có tác dụng khai vị kiện tỳ, ôn trung cầm nôn, ích khí bổ hư. Thích hợp dùng cho người sau khi bị viêm loét lạnh đau trong bụng, khí huyết hư tổn hoặc người tỳ vị hư hàn, cơ thể suy nhược. Người nóng rát trong dạ dày, âm hư nội nhiệt, hoặc người bị đinh nhọt, nhọt sưng không nên dùng. Người đang trong thời kỳ viêm loét đường tiêu hóa dùng thận trọng.

    Chè Đào nhân

    Nguyên liệu:

    - Đào nhân (10g): tính bình, vị ngọt, đắng. Công năng hoạt huyết hành ứ, nhuận táo hoạt trường. Thành phần chính gồm amygdalin, emulsin, tinh dầu và lipid. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, chất chiết xuất từ Đào nhân có tác dụng ức chế đông máu.

    - Sinh địa (10g): tính mát, vị ngọt, đắng. Công năng thanh nhiệt, lương huyết, sinh tân. Có chứa manitol, arginine, rehmannin, alkaloid…

    - Gạo tẻ (120g): tính bình, vị ngọt. Công năng bổ trung ích khí, kiện tỳ hòa vị, trừ phiền khát, cầm tả lỵ. Có chứa carbohydrate, protid, lipid và vitamin nhóm B…

    - Đường cát đen.

    Chế biến: Đào nhân sau khi ngâm trong nước ấm lột vỏ lụa, cùng với Sinh địa đã rửa sạch bọc trong túi vải. Cho vào trong nồi, đổ nước vừa đủ. Sau khi đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh nửa giờ. Bỏ đi túi thuốc, thêm gạo đã vo sạch vào nồi nước thuốc ninh cháo, sau khi nhừ nêm đường cát thì hoàn tất.

    Tác dụng: ngon ngọt khoái khẩu. Có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ hòa vị, thanh nhiệt sinh tân, hoạt huyết nhuận trường.

    Thích hợp dùng cho người sau khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng có huyết ứ. Người tỳ vị hư hàn, thích ăn nóng không nên dùng. Người đang bị viêm loét, có xuất huyết kiêng dùng. Người bệnh đái tháo đường thì không dùng đường cát.

    LY.DS. BÀNG CẨM

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

    Tags

    Hiển thị tất cả kết quả cho ""