TINH HOA XANH

Thạch rau câu trị táo bón

Thạch từ Rau câu chế ra, tên quốc tế là agar-agar, trước đây hoàn toàn phải nhập của nước ngoài,mặc dầu nguồn Rau câu của ta rất sẵn. Những năm gần đây, ta đã sản xuất agar-agar rất nhiều, không những dủ dùng trong nước, còn xuất khẩu nữa. Trước đây chúng ta chỉ biết dùng thạch làm thực phẩm, bánh, mức, kẹo… nhưng dùng làm thuốc thì còn ít. Thực tế, thạch là một chất gây nhuận trường, không độc. Khi uống thạch vào cơ thể (uống dạng bột hay sợi thạch khô cắt nhỏ), thạch sẽ hút nước nở to ra,kích thích sự co bóp của ruột, và tống phân ra nhẹ nhàng. Ngày uống từ 1-10g thạch agar. Đừng dùng thạch đã nấu với nước như ta thường thấy bán ở các quán ăn, vì thạch ấy đã hút nước ở ngoài khi nấu, khi ăn vào cơ thể, thạch dã đủ nước rồi, sức nở lớn sẽ kém và ít tác dụng tẩy và nhuận trường. Khi uống bột thạch hay sợi thạch cắt nhỏ, ta chỉ dùng nước để đưa thạch vào ruột dễ dàng thôi, vào đến ruột, thạch sẽ hút nước ở khắp nơi đến và nở lớn lên, làm ruột co bóp mạnh, tống phân ra.
Gần đây một số bài viết thường dùng lẫn lộn giữa Rau câu (nguyên liệu thô) với thạch (một thành phần trong Rau câu), rồi lại giới thiệu thạch có tác dụng chữa bướu cổ (vì lầm lẫn Rau câu với thạch là một). Vậy cần nói rõ để tránh dùng không đúng vị thuốc, đúng bệnh:
-Rau câu là một loại tảo, mọc và được trồng ở một số vùng biển. Trong Rau câu có chứa 1% iốt, 55-65 % thạch (agar-agar), nhiều muối kali. Khi ta ăn Rau câu dưới dạng “rau” (nộm) ta ăn toàn bộ nguyên liệu trong đó còn nguyên iốt và chất thạch, muối kali… Trong trường hợp ấy Rau câu mới có tác dụng chữa bướu cổ.
-Thạch chỉ là một thành phần chiếm tỉ lệ 50-65 % trong Rau câu. Khi chế thạch, người ta loại hết các chất khác như iốt, muối kali…
Với Rau câu (nguyên liệu) và thạch (một thành phần của Rau câu) thêm nước vào nấu sôi, để nguội, ta đều có được một chất trong, mềm, hơi sánh khi còn nóng, nhưng cứng khi để nguội. Chất này có người gọi là “thạch”, nhưng có người gọi là “thạch Rau câu” để phân biệt với thứ “thạch” gần giống như vậy nhưng nấu từ lá sương sâm, lá cây tiết dê, rồi có người bỏ chữ “thạch” đi, còn lại hai chữ “Rau câu”. Nhưng nếu là Rau câu thật thì có iốt chữa được bướu cổ, còn Rau câu thạch (chế từ thạch) thì không có iốt. Những quảng cáo: “Rau câu mùi dâu”, “Rau câu mùi táo” đáng lẽ nên nói là thạch mùi dâu, thạch mùi táo… đừng thêm chữ Rau câu gây hiểu nhầm!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""